Countries

26.4%Viet Nam Viet Nam
24.2%United States United States
14.2%Germany Germany
6.9%Canada Canada
6.5%Israel Israel

Visitors

Today: 5
Yesterday: 20
This Week: 50
Last Week: 92
This Month: 317
Last Month: 129
Total: 3759


Thống kê

Các thành viên : 26542
Nội dung : 50
Liên kết web : 6
Số lần xem bài viết : 4936476
JoomlaWatch Stats 1.2.9 by Matej Koval
Những bài viết về cu gáy
Cuộc chiến 2 ngày đêm thu phục anh "Ba điền" PDF. In Email
Viết bởi cugayquangngai   
Thứ sáu, 21 Tháng 10 2011 15:24

Đây là bài viết của Nguyễn Vương Quốc Duy (cugayquangngai), mình cắt ra và làm tiêu đề mới (cho nó hấp dẫn), phải nói là một cuộc chiến rất căng thẳng, giá như hồi đó chú  Duy xách theo con mồi đất vối mấy cây dò thì em nó đâu phải kéo qua ngày thứ 2. Tuy nhiên như thế thì làm gì có cuộc chiến 2 ngày để bà con thưởng thức/Tre làng

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thưa anh em !


Tôi thì chẳng phải người có văn hay chữ đẹp để có thể diễn tả hết từ đấu đến đuôi về quá trình thu phục em bổi này , nên tôi chỉ nói tóm gọn những chi tiết chính  thôi sau khi tôi nói xong anh em tự đánh giá và rút ra cảm nhận của riêng mình , để qua đó hiểu được tại sao con chim nó có cái đặc điểm gì mà nó chơi như vậy ?


kính thưa anh em mê cugay , con chim tôi đưa lên là giọng đồng thổ , tiếng to ấm tiếng nghe rất êm ái và tình cảm , thúc thổ gù thổ , nước gù rất nột ( gù ép ) , giọng gù không gắt rất êm tai . Con chim này được thu phục tại thôn Làng Ro , xã Ba Điền , Huyện Ba tơ , Tỉnh Quảng Ngãi , em này lúc tôi chup hình đưa lên là trời bắt đầu vào mùa mưa ở miền trung , nên đang trong quá trình thay lông nên 1 số chi tiết không được rõ lắm .


Em này được bắt vào 1 ngày tháng 3 trưa hè nắng gắt , hôm đó chúng tôi đi bẫy gồm 4 người chia làm 2 cánh ( vì đi rừng phải đi có đôi lỡ có chuyện gì ko may xảy ra thì giúp đỡ lẫn nhau , hay gặp chim hay thì cũng nhau thưởng thức mới thú vị ) đi dọc theo lối mòn vào rừng qua vài thung lũng nhỏ cu rừng gáy gù ầm ỉ nhưng vẫn chứa tìm được cội gác ưng ý  , tôi và sư phụ cùng song hành 2 thầy trò sau 1 quá trình vượt núi thì dừng chân lại 1 thung rất đẹp , trên là núi cao dưới là trẳng bằng sau đó là cánh đồng lúa đang chín vàng phía dưới là 1 con suối xanh biết chảy qua rất êm ái nhưng quái lạ sao chẳng nghe tiếng con cu rừng nào gáy cả  . Nhưng thấy cảnh đẹp tôi và sư phụ bảo nhau treo mồi thử vì cảnh đẹp thế này ắt hẳn phải có chim hay , và thế là sư phụ tôi đem con mồi " thanh quét " treo lên , vừa mới mở áo lồng vươn sào đưa lên cây con thanh quét đã gù xối xã liền vài dây gù . Tôi và sư phụ nhanh chóng tìm chỗ núp và từ dưới đám lúa chín kia chúng tôi nghe tiếng cất cánh bạch bạch 1 con cu rừng bay rút lên thả diều rồi đậu trên cành cây cao gù xối xả trên đó , nghe có  tiếng cu rừng con thanh quét bắt đầu làm việc nó gù liên tục vài hơi rồi thúc rồi gù cứ như thế mà làm , con bổi rừng cũng ko thua kém nó gù rất ác từ khi đậu vô cây  2 con đấu với nhau khoang 20p bằng nước gù khống , gù rước , sau khi đứng trên cây cao xác định được vị trí của con thanh quét thì con chim rừng tung cánh bay vút lên cao lạng thả diều vài vòng rồi lao vào cây có con thanh quét , 2 con gù với nhau như thác đổ  cứ ăn miếng trả miếng liên tục , có lúc mồi ép bổi có lúc bổi ép ngược lại mồi , trận đấu cứ diễn ra như thế cứ gù đã đời rồi là thúc vài 3-4 là đổ gù trở lại mà con bổi này chỉ đi tới đi lui trên cành thế mà gù thôi , có khi nó nằm 1 chỗ mà gù có những lúc nó làm tôi và sư phụ phải nghẹt thở vì nước gù của nó có những lúc cao hứng nó gù 1 tràng dài ko nghĩ và liên tục dây gù này tiếp nối dây gù kia  nó cố ép con mồi  .

Thấy đụng phải chim dữ chim, hay chắt bắt phải khá lâu vì gần 1g đồng hồ rồi mà tình cảnh cứ như thế 2 con vẫn ngang tài ngang sức . Sư phụ tôi bảo kiếm chỗ cột võng mà nằm chờ vừa thưởng thức vừa ăn cơm , lấy điện thoại ra tôi điện cho 2 anh bạn đi cùng xem tình hình thế nào thì bảo đã bắt được 3 con rồi , tôi bảo mau qua đây bên này có con chim gù ác lắm nhưng ko thể qua được vì trong rừng đi ngược lại ra qua tới nơi thì mất quá nhiều thời gian nên đành thôi , trận đấu vẫn diến ra 2 thầy trò chúng tôi thay nhau nằm canh , vì (đi rừng sợ bồ cắt và bìm bịp ) tới lúc đó là đã 3g chiều rồi mà 2 con vẫn thế  tuy có phần thấm mệt con này gù con chờ con kia vừa dứt dây gù là con này lại gù , thấy tình tình ko khả quan cho mấy sư phụ tôi lại phải ra đuổi nó đi treo thế khác cho dù đã treo đến 3 kiểu  thế " độc" rồi nó bay ra ngoài đứng gần đó mà gù vì quá mê mồi rồi nên khi vừa treo con mồi lên , mồi gù là nó bay thẳng vô cây xuống thế gù liền có những lúc con mồi ép nó quá nó nhớm chân lên muốn nhảy rồi nhưng vẫn ko nhảy , làm 2 thầy trò cứ tiếc nuối hoài những lần như thế .Trời càng ngày còn tối mà 2 con chẳng chịu thua con nào đến khoảng 4g hơn tôi và sư phụ phải chịu thua vì trời ra giông muốn mưa phải ra khỏi rừng sớm  , vì nó là con chim gù nên sư phụ tôi nhận định phải có con chim hậu biết " cương biết nhu " chứ như con thanh quét ko chịu nhường  cứ tay đôi với nó thì nó ko chịu nhảy đâu . Và chúng tôi ra về trong sự tiếc nuối , tôi điện thoại  hỏi 2 anh bạn đã ra khỏi rừng chưa thì bảo đang trên đường ra . Chúng tôi gặp nhau tại điểm gửi xe trong làng người dân tộc , 2 anh bạn đã có thu hoạch 1 anh 2 em 1 anh 3 em nhưng hỏi thì mấy ảnh bảo chim bình thường ko hay . Vừa ra về chúng tôi kế lại sự việc gặp con chim gù cho 2 anh ấy nghe ai nấy điều tiếc nuối vì ko được xem cảnh chim đấu như thế , khi về đến nhà là gần 7g tắm rửa ăn cơm xong  ngay trong đêm hội cugay của chúng tôi đã có mặt tại nhà của sư phụ để bàn cách bắt em nó ( phải chọn cây nào , thế nào ...) sau khi tôi kế tận tình chi tiết diễn biến  trận đấu và khung cảnh nơi gặp con bổi gù , mọi người điều thống nhất đây là 1 con chim gù phải dùng con chim thuần rừng lâu năm và khôn biết nhu biết cương mới bắt được . Và cuối cùng sư phụ tôi quyết định sáng sớm ngày mai lúc 2 g sáng sẽ khởi hành , và sẽ đem con thanh quét tiếp tục tham chiến và kèm theo đó là sẽ cho con " Đồng già " ra trận , anh em nào đi cùng thì cứ đêm theo chim mồi hay nhất của mình để thử sức .

Đúng như kế hoạch đã định sẵn đúng  2g sáng chúng tôi khởi hành tại thôn 6 xã Đức Chánh Huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi tiến lên huyện miền núi Ba Tơ với 1 khí thế rạo rực , sau khi vượt qua những khó khăn trên đường đi thì gần 5g sáng chúng tôi đã có mặt tại làng ro xã Ba Điền huyện Ba Tơ tỉnh Quảng ngãi , sua khi gửi xe trong làng người dân tộc xong chúng tôi tức tốc đi vào rừng dù trời còn tối chưa thấy rõ mọi vật , chúng tôi gồm 4 người cố gắng đi thật nhanh để đến nơi con cu gù nhiều sớm để nghiên cứu địa hình và cho chim mồi nghỉ ngơi phục hồi sưc lực  sau 1 chuyến đi đem dài , nhưng cố gắng mấy thì đến nơi cũng gần 6g30p sáng chim rừng vẫn chưa gáy  , sau khi lướt qua chúng tôi đã chọn 1 cây có độ cao trung bình và tương đối thoáng , cành thế " song kiếm " ngay sau đó con thanh quét được ưu tiên tham chiến trước , vừa treo lên nó đã gù khống vài dây và đằng xa trong 1 cây cao rậm rạp chúng tôi nghe thấy những dây gù xối xã đáp lại , thế là trận đấu đã được khai mạc , con thanh quét ra sức gù khống con bổi tức tốc bay ra khỏi cây và bay lên cao đậu lên cây cổ thụ cao hôm qua vừa gù vừa quan sát trên đó , con thanh quét còn gù hung thì con bổi cũng gù không kém sau khi xác định được vị trí treo con mồi con bổi tung cánh bay vút vào cây treo con mồi và nhảy thẳng vào cành thế mà gù như búa bổ , 2 con gù với nhau vang rừng làm cho mấy con chim mồi trong mồi đêm theo cũng gù khống lên làm chúng trôi phải tìm đủ mọi cách để bịt miệng chúng lại , trận đấu diễn ra gần cả tiếng đồng hồ mà vẫn như cái cảnh hôm qua , mà  2 con vẫn  bất phân thắng bại tới lúc đó sư phụ tôi bảo 2 anh bạn đi cùng lấy mồi của mình ra thử sức với nó , 2 anh thay nhau treo từng con mồi lên nhưng chỉ chịu nổi với nó mỗi con khoảng 15p mà chịu thua đáp ứng được , có con sợ quá im bẹt trốn luôn trong đấu lúa . Mà con bổi cứ đi trên cành thế mà gù thế mới tức và cuối cùng sư phụ tôi đành dùng con " đồng già " là lá bài cuối cùng , vô đuổi nó đi nó ra ngoài gù như thác đổ treo con đồng già lên con mồi chỉ mới gù rước có 1 dây nó đã lao vô cây xuống thế 2 con gù tay đôi với nhau khoảng 45p , bắt đầu con đồng già ra bài chiến thuật nhường bổi chỉ nằm thúc thưa thưa và nhịp cánh xoay cầu , làm con bổi còn gù hung thừa thắng xông lên nó gù những dây gù dài thăng thẳm liên tiếp nhau không nghỉ , nhưng con mồi vẫn bình tĩnh cử hể con bổi ngứt gù là con đồng già ép gù trận đấu diễn ra thật hay .

Nhưng với 1 kinh nghiệm dày dặn chiến trường thu phục ko biết bao nhiêu là bổi trận bổi hung dữ , cuối cùng con đồng già đã khuất phục con bổi kia bằng 1 cách rất bình thường . Sau khi cứ gù ép cho con bổi mê lồng và nóng lên rồi nó  tự nhiên im bẹp lâu lâu thúc 1 vài tiếng mặc kệ cho con bổi kia ra sức gù ép  ăn hiếp , sau khi chờ cho con bổi kia gù mệt đi rồi với những dây gù dài thăng thẳm , nó trồi lên gù với 1 khí thế hào hùng với nhưng dây gù nối tiếp nhau liên tục không biết mệt tôi ước tính khoảng gần 80 dây gù liên tục không cho con bổi có cơ hội gù lại cùng với đó là sự nín thở theo từng dây gù của con đồng già  và thế là con bổi nhảy thẳng vô mặt lụp đá cái phạch .Trời ơi niềm vui vỡ òa 4 người 3 chân 4 cẳng chạy tới chỗ con mồi , sau khi gỡ bổi cho vào túi rút chúng tôi nhanh chóng cho con bổi uống nước , tắm mát và cho nó nghỉ ngơi khoảng 10p sau đó mới ra về .
( tôi nhìn đồng hồ lúc đó là gần 11g kém 15p , sau khi bắt được con bổi chẳng ai muốn đi bẫy nữa ra khỏi rừng lấy xe chạy về nhà 1 mạch và mở tiệc ăn mừng chiến công , _yahoo_ _yahoo_ _yahoo_)

ghi chú :
- con chim mồi " thanh quét " nguồn gốc là chim bổi được chú Võ Mậu Bình ( bình trâu ) ở trị trấn sông vệ ngay cầu sông vệ  huyện tư nghĩa , tỉnh quảng ngãi . Địa điểm thu phục em ta là đèo violach thuộc xã ba nôm huyện ba tơ tỉnh quảng ngãi , nơi giáp ranh giữa 2 tỉnh quảng ngãi và Kon tum . Ngoài đời chú ta là 1 mãnh tướng sau khi thu phục và huấn luyện lên mồi thì đã lập biết bao chiến công , đặc điểm của con " thanh quét " là chỉ biết gù là nhiều , với chất giọng thổ đồng , thúc đồng , gù thổ giọng êm và nhẹ chưa biết thua đối thủ nào khi gù , sau đó chú Bình chuyển nhượng lại cho chú sư phụ tôi . Sau đó bi bồ cắt giết chết .
- con chim mồi " đồng già " nguồn gốc là từ tỉnh gia lai , được 1 người bạn của sư phụ mua tại gia lai và chuyển nhượng lại khi không thể đi rừng được , khi còn trên đó dân chơi cugay trên đó gọi nó là " đồng lửa " , nhưng thấy nó già có tuổi nên sư phụ tôi đặt lại tên cho nó là " đồng già " , đặt điểm gáy giọng đồng thổ ,thúc đồng , gù thổ giọng gù ấm áp êm tai 1 dây gù có khi lên đến gần 30 tiếng gù và gù liên tục trong 1 dây gù , với bộ cườm đóng cao từ trên đỉnh ót xuống tới bầu diều gần giáp với nhau .Sau đó em ta cũng ta đi vì tuổi tác .
- con bổi thu phục được chúng tôi đặt nó là con " Ba Điền 1 " vì bắt nó tại xã Ba Điền nhưng sau đó chúng tôi lại bắt thêm 2 em nữa cũng với tác phong và phong cách đặc điểm tương đối giống nhau sau  đó đặt tên là : Ba Điền 2 và 3 " nói về gù thì ko biết mệt với lại chỗ ở tương đối gần nhau cách nhau chưa tới vài trăm mét , nên chúng tôi suy đoán có thể chúng là anh em hay cùng huyết thống .
sau khi nuôi dưỡng 1 thời gian những con chim này bắt đầu nổi với nước chơi , có gù khống , rước có nhưng ít , có thúc kèm nhưng thưa chủ yếu kèm bo nhiều và gù nhiều , cho dù khi bắt ngoài cây con nào về đấu cũng chỉ nghe gù không chưa chưa nghe tiếng thúc hay tiếng gióng ( gáy gọi , bổ , rao ..) nào cả .

thưa anh em đó là quá trình tóm tắt bắt con chim tôi đưa lên , theo kinh nghiệm của tôi cũng như mấy anh em trong hội tuy nó ko phải là con chim chuẩn về hình thức bên ngoài , nhưng nó có nhưng đặc điểm sau để trở thành con chim gù nhiều và tương đối được là :
thứ nhất : bộ mình tuy ko phải là mình bắp chuối liền lạc , nhưng nó là bộ mình vuông vứt to và dài mình
thứ hai : là em ta có bộ ngực nở nang , sa ngực đầy đặng ( quê tôi gọi là ngực quả thị )
thứ ba : tuy bộ cườm ko mấy xuất sắc vì ít cườm lửa và cườm đen , nhưng khi nhìn kỹ thì bộ cườm ẩn , với những hạt cườm vuông khi gù bộ cườm rất điều và nhuyễn như 1 tấm thảm .
thứ tư : là cái đầu không phải là đầu vuông , nhưng với chất giọng đồng thổ thì với cái đầu như vậy thì chấp nhận được (quê tôi gọi là đầu trái đào ) , đủ để khôn lanh và lỳ lợn
thứ năm : tuy cặp chân ko khô và có màu tím , nhưng cặp chân rất to mập mạp không ướt  với tư thế đứng trong lồng như quỳ gối vậy .
thứ sáu : tuy bộ dặm và màu lông chưa đúng chuẩn nhưng màu sắc vẫn tạm chấp nhận được với chất giọng trên  với bộ dặm hình hạt bí thì là phù hợp nhất chất giọng đồng thổ và giọng thổ .
thân chào anh em !
p/s: dù sao đi nữa với quê tôi những con chim như vậy đã coi là chim hay rồi , nên mong anh em đừng chê cười  , chúc anh em và gia đình nhiều sức khỏe .

By: Cugayquangngai

Lần cập nhật cuối lúc Thứ sáu, 21 Tháng 10 2011 15:32
 
Cơ duyên tôi đến với cugay! PDF. In Email
Viết bởi Nguyễn Minh Sang   
Thứ tư, 07 Tháng 9 2011 19:10

Cái duyên cu gáy!

Quê hương tôi cũng như những vùng quê khác, nó yên bình và thơ mộng biết bao. Tôi sinh ra và lớn lên ở đó, nơi mà tôi đã từng gắn bó với những gì tươi đẹp của tuổi thơ : xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh. Bây giờ tôi đã trưởng thành và có một công việc ổn định, nhưng trong tôi lúc nào cũng đậm chất quê, rồi thời gian trôi qua cái “chất quê” đó cũng dần lộ ra. So với cái tuổi của tôi nói là nhỏ cũng không phải, lớn cũng không đúng, xin thưa với các Anh, các Bác vừa tròn 30, vậy mà bạn bè tôi lại gọi tôi với một cái tên nghe tưởng chừng 70 tuổi vậy đó. Ông Cụ non. Chắc có lẽ tại tôi thích những gì mà ở cái tuổi 30 ít ai thích như vậy, đó là mê chim…..cu gáy.


Cũng như bao người khác, ngày thứ 7, chủ nhật bạn bè tôi thường giành thời gian ra quán cà phê hay rủ nhau đến những nhà hàng quán ăn để cùng nhau lai rai vài chai hoặc trò truyện bàn về công việc hay thời sự trong và ngoài nước, nào là nữ thủ tướng Thái Lan xinh đẹp, hay Trung Quốc có tàu sân bay, thủ đô Tripoli thuộc về tay phe đối lập.v.v. Riêng tôi lại chạy một lèo về quê để được ngồi bên cốc trà vừa mới pha nóng hổi (Trà hiệu con Sóc à nghen thơm ngon vô cùng) vừa nghe các Anh, các Bác nói về cu cò, lên phương án ngày mai đánh trận như thế nào? lúc đó, trong tôi thật sung sướng, hạnh phúc vô biên. Đó là những ngày tháng tôi đã thật sự đam mê cái “ngu” thứ ba rồi đó các Anh, các Bác.

Quay về với quá khứ, nói là quá khứ chứ thật sự là đầu năm nay thôi, chưa lâu lắm đâu cái duyên đến với cu cò cũng từ đó. Chuyện là như vầy: Hôm đó tôi đi công tác ở huyện Trà Cú (quê hương Anh Nhã thành viên của diễn đàn đó), tôi tình cờ đi qua cánh đồng xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, nhìn thấy các thương lái họ chuẩn bị đưa các em Cu đi thành phố chơi (cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn) tôi nhìn các em nó nằm gọn trong các bao lưới lớn, vùng vẩy, chen lấn nhau thật tội nghiệp. Tôi dừng xe lại và hỏi thăm các chị ở đây đang hối hả vận chuyển các bao chim: nào là chim Cu của chúng ta, cúm núm, mỏ nhát, quốc (cuốc)…Không biết tại sao nữa tôi lại thích nhìn mấy em Cu bên bao lưới lớn và tôi hỏi: Chị ơi một chú chim Cu giá bao nhiêu vậy, giọng một phụ nữ toát lên: chú mầy mua làm gì, dạ em mua về nuôi, 35.000 đồng một con, tôi vội vã móc ví 70.000 đồng và hai em Cu gáy theo tôi lên TP Trà Vinh để bắt đầu ngày mai chúng lại làm quen với một môi trường sống hoàn toàn khác biệt với cuộc sống hoang dã của chúng. Rồi thời gian dần trôi qua một tháng, hai tháng, ba tháng rồi chuyện gì đến sẽ đến, vào một ngày đẹp trời tháng 4, bỗng dưng một trong hai em lại gáy liên tục, lúc đó tim tôi đập liên hồi, tôi quay sang hỏi vợ tôi, em có nghe Cu gáy không, vợ tôi đáp: em có nghe, giọng tôi lại lập cập… tiếng con nào vậy em, vợ tôi đáp: anh làm gì mà rung vậy, con nào gáy cũng là chim cu thôi và trêu tiếp: có em nào khác em cu đâu mà tưởng.

 

Thưa các anh, các Bác lúc đó tôi thật sự sung sướng, nhưng cũng chưa có chút hiểu biết gì về loài chim này, rồi một ngày cuối tháng 7 mưa ngâu, ngồi ở nhà lang thang trên mạng, gõ vào google cugay, thì thấy ngay diễn đàn hiện ra, tôi như tìm được bí kiếp vậy, tôi nhấp chuột ngay và rồi trên ấy hiện lên những thông tin thật sự cần thiết và bổ ích cho những người mới tập tành chơi chim cu như tôi, nào là copy, in ra nghiên cứu, nào là tìm thông tin các anh, các Bác có ai ở Trà Vinh mà có cùng đam mê như mình không để học hỏi kinh nghiệm, may mắn thay tôi thấy ngay cái tên lamquangnha, tôi nghe cái tên quen quen, rồi một sự trùng hợp ngẫu nhiên lại đến trong lúc này, các Anh, các Bác biết không tôi và anh Nhã trước đây từng làm cùng ngành (Tài nguyên và Môi trường, nhưng hiện nay tôi đã chuyển công tác sang lĩnh vực tài chính tín dụng rồi), tôi gọi điện cho anh Nhã rồi anh em tôi nhận ngay ra nhau, chúng tôi hẹn nhau sẽ gặp tại Trà Cú, để cùng anh đi đánh một ngày cho đã, không phải chờ đợi lâu, tôi đề nghị với anh, thứ 7 tuần này em xuống ngay, em chịu hết nổi rồi, anh Nhã đồng ý ngay. Vào khoảng hai tuần trước (ngày 27/8/2011) tôi tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần chạy xe máy xuống Trà Cú, trước là gặp lại đồng nghiệp cũ, sau là để học hỏi kinh nghiệm của anh và ngày hôm đó tôi và anh có một buổi nói chuyện thật vui và đi đánh trận thật sướng (vừa rồi anh Nhã có bài viết“Chuyện tình chú chim bốn hậu !” và tôi cũng là nhân vật chính đó hà nghen! chỉ đứng sau chú chim bốn hậu của anh Nhã thôi hà).


Rồi sau cái lần gặp gỡ ấy, được anh chia sẻ kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chăm sóc và lúc nào rãnh vào diễn đàn của chúng ta ngay, đến lúc này tôi thấy thật sự tự tin khi nói chuyện với các anh em mới vào nghề về lĩnh vực cu cò, nào là giọng em nó trơn, thổ, son, gáy ba hậu, bốn hậu, dáng qui…thú thật các chi tiết này vài tháng trước tôi không thể nào biết được và còn suy nghĩ rằng chắc 5, 10 năm nữa mình mới hình dung được, và cái duyên mê Cu gáy cũng đến từ đó…
Xin cảm ơn anh Lâm Quang Nhã, cảm ơn diễn đàn Cugay.org.


Trân trọng!
Trà Vinh, ngày 07/09/2011
Nguyễn Minh Sang

 
Chuyện tình chú chim bốn hậu! PDF. In Email
Viết bởi Lâm Quang Nhã   
Thứ hai, 29 Tháng 8 2011 13:12


Không biết từ đâu đến, đến từ khi nào. Một hôm anh tư Sành - một hội viên cao tuổi của hội cu gáy Trà Cú mách cùng anh em trong buổi tiệc giỗ, là anh đã nghe thấy một em (cu bốn lỡ ba) bốn hậu lỡ ba, ở tận giữa cánh đồng ấp Đôn Chụm (xã Tân Sơn, huyện Trà Cú) nhân một buổi anh đi bẩy cúm núm (có nơi gọi là gà nước), nghe qua ai nấy đều phớt lờ vì cho rằng anh tư xú gạc cho anh em đi tìm mỏi chân chơi ấy mà! Thế nhưng sau buổi tiệc ấy vài hôm, nghe đâu cũng không ít người lặng lẽ chia ra đi tìm với hy vọng “may thầy phước chủ” không thì coi như tập thể dục vậy mà!..., Trong số đó cũng có tôi, cả năm rồi cũng hết năm lần bảy lượt, băng đồng, vượt kênh tìm kiếm …nhưng đều vô vọng.


Một năm sau cũng cái ngày giỗ ấy, chúng tôi lại được nghe thông tin con bốn hậu ấy giờ di chuyển về hướng tây cách vị trí cũ khoảng 2km, mà lần này không phải anh tư Sành nói, mà là một người nông dân - vị khách mời của đám cung cấp thông tin. Thế là anh em trong hội mỗi người một ngã, mạnh ai nấy tìm. Người mang lưới, người mang lụp, tay xách, nách mang chia nhau đi tìm khắp cánh đồng trên cả ngàn hecta chứ ít ỏi gì, nhưng cũng không ai tìm thấy cả, có lẽ vì tháng lúa mới làm đồng nên chim bay xa đi tìm thức ăn, chiều tối mới về ngủ nên không dễ gì tìm gặp, mà nếu có gặp đi chăng nữa, chưa chắc nó đã chịu đá “bởi có phải cội của tôi đâu mà tranh giành cơ chứ” …


Đến một hôm, hôm ấy ngày 10/7/2011 có lịch cắt điện, tôi quyết tâm xuyên cánh đồng Đôn Chụm lần nữa, khoảng 5 giờ sáng, mang ba con mồi, ổ bánh mì cùng chai nước lọc lên đường, chạy xe máy chừng 7km, gửi xe và lội men theo bờ kênh thủy lợi chừng 500m, thì nghe xa xa tiếng chim gù buổi sáng, tôi rẽ vào một góc vườn dừa, dọn bãi úp bội, cặm dò và thả mồi, tôi tìm chỗ núp chưa yên vị, thì mồi kêu và bổi đã về khi nào cũng không hay, thoạt nhìn xuống con mồi đất thì thấy con bổi và con mồi đang thi nhau gù quanh bội, tít tắt con bổi đã dính dò… Trong lúc cho con bổi vào túi rút, tôi nghe bên bờ vườn bên kia xa khoảng 300m một em bổi chiêu ba hậu ròng, chiêu băng băng, tôi run bắn cả người, nhanh tay thu xếp chiến trường để qua bẩy tiếp con bên kia với hy vọng “em sẽ là con bốn hậu lở ba mà bấy lâu đi tìm”, vội vàng hấp tấp suýt tí té xuống ao cá (vì trơn trợt), đến nơi dọn bãi xong, thả mồi đất ra bội, mồi cây vừa thúc một hơi con bổi đã dội tưng lên trời, lượn vòng quang cây dừa rồi đáp ngay vị trí con mồi đất, con “sát thủ” tung lồng úp một cái đứng dậy chụp gù hai dây liền, con bổi ngơ ngác “ơ hay sao có thằng nào đứng chễm chệ dưới kia nhỉ” lại gù cà .. cà lăm nữa … nữa hả? (Con mồi gù cà lăm và con bổi này cũng gù cà lăm), đầu hắn nghiêng nghiêng nhìn qua khe lá dừa, chưa kịp thúc nó chụp gù một dây, con mồi lại nháy nó cu, cu cu, … cu, cu cu, con bổi chúi nhủi thả mình xuống cạnh bội và gù thật ác, chưa thấy con bổi nào dữ đến thế! Nó gù thật lâu, đến khi hai chân của nó đã dính hai cây dò mà nó vẫn gù, bước đi không được (vì dính hai cây dò) té chõng quèo, rồi lại đứng lên gù tiếp, gù tiếp …một lúc sau hắn định nhảy lên bội thì mới phát hiện mình đã bị dính bẩy và hắn mới bật bay lên, nhưng đã muộn mất rồi …


Khi về nhà, tám ngày sau hắn ta bắt đầu gáy te te vẩn ba hậu ròng, lắng nghe mãi không thấy bốn đâu cả? nhưng không sao đã là ba hậu cũng tốt lắm rồi, tôi tự an ủi mình vậy mà. Bấy giờ trong lòng tôi bắt đâu nhen nhóm tí hy vọng rằng: vẫn còn con bốn hậu nữa ở đâu đó mà ta chưa tìm thấy đó thôi, tiếp theo hai cái chủ nhật lang thang giữa cánh đồng mênh mong lúa và lúa, vừa đi vừa lãi nhãi bài ca “hát về cây lúa hôm nay” mà nhạc sĩ Nhất Sinh thường hay hát…
Thế rồi, việc gì đến thì tự nhiên nó đến, âu đó cũng là một cơ duyên, chuyện là như vầy: hôm thứ sáu 26/8/2011, Nguyễn Minh Sang - một thành viên mới của diễn đàn chúng ta, nhưng lại là một đồng nghiệp ở sở Tài nguyên - Môi trường năm nào của tôi; bây giờ Sang đã về công tác cho “Việt Com Băng”, thời gian xa cách khá lâu, tình cờ gặp lại trên diễn đàn chúng tôi rất vui mừng, sẵn sàng giúp đỡ, ngay cả việc đăng ký thay, để nhanh chóng trở thành thành viên chính thức của diễn đàn. Để đánh dấu cho buổi hội ngộ tốt đẹp ấy, Sang đề nghị tôi tổ chức cho một buổi đi dã ngoại thực tế - để xem và kiểm chứng cụ thể về hai câu thơ :
“ Ở đời có bốn cái ngu.
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”.


Hôm ấy Sang hình như không ngủ, ba giờ sáng đã dậy, đi tới đi lui khắp nhà, cứ trông cho trời mau sáng, “cô cu mái” của Sang một phen hú hồn “không biết chuyện gì đã xảy ra với anh ấy đây nè”, sao không ngủ, mà cứ đi đi, lại lại… rồi nhìn đồng hồ hoài vậy kìa? (cái này Sang mách nhe, tôi không có hư cấu đâu đó). Thế rồi, 5 giờ 45 phút Sang cũng xuống tới nơi, tôi suy nghĩ mãi “trời đang mưa phùn thế này không biết đi hướng nào cho tiện đường, cho đở vất vả đường trơn” cuối cùng tôi quyết định men theo Quốc lộ 54 về hướng huyện Tiểu Cần, hai bên đường hiện còn nhiều thửa ruộng lúa chín chưa thu hoạch, hy vọng ít ra cũng có được một kèo thơm thơm cho Sang xem tận mắt cho đã con mắt, chứ đọc trên diễn đàn cứ hình dung, mường tượng hoài không hiểu - nhất là cái bài Kỷ niệm đi bẩy con cu vịt ấy! nghe phê lắm nhưng chưa thấy thực tế bao giờ (cái này Sang nói thế nhé). Rồi 10 phút sau chúng tôi cũng đến nơi, bỏ xe ven Quốc lộ 54 chúng tôi lội bộ men theo bờ kênh về hướng Tây khoảng 400m thì nghe tiếng bổi thúc nhè nhẹ trong ngọn dừa (kiểu thúc dậm ổ), chúng tôi bước vội vào chọn một kèo nằm giữa hai cây dừa cao tầm 4m, tuy hơi khuất nhưng lại là kèo duy nhất có được nơi ấy nên đành phải chấp nhận, chuẩn bị xong thả mồi, vào nấp chưa yên ổn thì mồi kêu, bổi rừng bắt đầu lên tiếng, xung quanh có đến bốn con bổi tranh cội đá nhau ầm ầm, chúng dội tưng cả khu vực, bỗng một con bổi giọng thổ sền sền sáp cội cây bạch đàn, thúc vài tiếng, nhìn thấy con mồi đất thì sà xuống gù một dây chạy vào sát bội, con bổi bật ngữa trở ra vì đã vấp phải dò, rất may con bổi đã tự gỡ được và bay lên cây chào tạm biệt trước khi bay mất biệt, Sang thấp thỏm hồi hộp chờ đợi, khi biết con bổi đã xảy dò Sang tiếc hùi hụi, lúc này bổi rừng vẫn còn, chúng tôi quyết định ra sữa dò và thay bằng con mồi khác, sau khi trở về nơi ẩn nấp một con bổi khác dội lên cao và sà vào cây dừa ngay bên phải con mồi úp, con bổi rất hăng cứ chuyền qua, chuyền lại hai cây dừa mà vẫn không chịu xuống đá, con mồi úp cứ gù liên tục hết dây này đến dây khác, cứ thế 30 phút đã trôi qua…


Bổng từ bên hàng dừa bên kia có con bổi cất tiếng chiêu ba hậu (Cúc cu cu… cục cục cục), rồi vài tiếng chiêu sau toàn là bốn hậu (Cúc cu cu … cục cục cục cục), lúc này chiến sự bên con mồi úp hình như không ai màn tới, tập trung cao độ vào con bốn hậu, tôi liếc nhìn qua phía Sang đang ngồi thấy Sang có vẽ vô cùng hồi hộp, miệng thì cứ lẩm bẩm “con này ác quá, con này ngon quá”, lúc này bên chiến sự con mồi úp đang gây cấn, con bổi rượt đuổi con chim mái bay lòng vòng cội, con mồi hết thúc lại gù liên tục, sau cùng con mái cũng chịu bay đi mất biệt, con trống sà vào đậu trên đầu con mồi úp, đầu nó cứ ngó nghiêng và cuối cùng cũng buông chân hạ thổ, con bổi gù như bổ củi chạy từ ngoài vào bội, bổng nhìn thấy hắn dừng lại mà chân hắn lại giật giật, tôi bảo với Sang hắn đã dính rồi đấy, không phải hồi hộp từ từ mà ra bắt cho vào túi thôi! Chúng tôi thu dọn chiến trường trong tít tắt, chừng 5 phút sau chúng tôi đã tiếp cận cội của con bốn hậu, dọn bãi cặm dò xong thì trời bắt đầu mưa nặng hạt, chúng tôi đành phải ra về và hẹn lại hôm sau ….


Sáng sớm hôm sau, ngoài trời mây đen xám xịt, duy chỉ có hướng Đông là có tí ánh sáng của mặt trời, nhưng tôi vẫn quyết định táo bạo “đi tiếp” , chuẩn bị xong mặc áo mưa, lên xe chạy từ từ trong cơn mưa phùn, đến nơi tôi gửi xe bên kia đường, đứng đợi cho bớt mưa. Khoảng 20 phút sau bầu trời trở nên quang đãng hơn, mưa dứt hạt, tôi bước nhanh băng qua đường đi một mạch đến cội của con bốn hậu hôm qua, nói là cội thật ra chỉ là một cây dừa khô cằn, tàu lá xác xơ bởi mấy con bọ cánh cứng, chỉ còn vài bẹ lá mà thôi. Tôi nhanh tay cậm hai đường dò, thả mồi rồi chạy như bay về phía lùm cây gần đó để trốn, con mồi bẹo thúc râm rang lúc thưa, lúc nhặt, bổng con bổi không biết từ đâu sà về cội, con mồi chụp gù phóng ba dây liền, con bổi như bị bất ngờ, đứng ngơ ngác một hồi sau mới dám cất tiếng thúc, nghe tiếng thúc nhanh, nhặt, nhừa nhựa tôi nhận ra ngay “nó đây rồi”, người tôi run lên nhè nhẹ, tim đập mạnh hơn như muốn nghẹt thở vậy, con bổi ưỡn người nhúng đôi cánh chúi đầu sà xuống gần tới đất lại bật cất cánh bay lên về phía con mồi bẹo, làm tôi một phen hú vía cứ tưởng là hắn đã …, lúc này con bổi hầu như lục tung bụi cây – nơi tôi treo con bẹo, nhằm tìm con mồi bẹo, thấy thế tôi quyết định thay đổi vị trí hai con mồi cho nhau. Sau khi thay xong, mồi lại cất tiếng thúc, con bổi sạt về rất nhanh và đáp vào cội, ở vị trí này con bổi nhìn thấy con mồi úp rất rõ, hắn cự khoảng 5 phút, con mồi chưa quen xuống đất nên tung bội một hồi mới bắt đầu thúc rên rỉ nhẹ nhẹ, nghe thấy tiếng mồi úp (con mồi bẹo khi nảy nó đi tìm) con bổi hung hăng nhảy lia lịa quanh cây dừa, và rồi cấm đầu xuống như bị trúng đạn, tiếc thay con bổi rớt hơi xa bội, không ngay đường dò và đứng đó thúc mà không chịu gù, con mồi vừa thúc, vừa tung bội (thấy mà ghét), rồi nó cũng chịu gù với con bổi,…Vài phút sau con mái lại rớt theo phía bên kia bội so với con bổi trống, tôi tái mặt vì nhỡ con mái dính dò trước thì chết chắc, nhưng con mái không đi vào mà đứng mổ bông cỏ, con mồi thấy vậy cũng nghỉ gù mà thúc chậm chậm tiếng thúc to dần, to dần…về con bổi trống cứ đứng thúc mà không hề gù, tôi thấy làm lạ ??, nhưng khi con mái rớt, nó lại phùng lông cổ chạy vào phía con mồi úp, trong tít tắt em đã bị dính dò, tôi bỏ dép chạy như bay về phía con bổi, bắt xong cầm ngắm nghía mới phát hiện em bị thương ở vùng ức, vì bị một viên đạn súng hơi tét da, điều này đã lý giãi vì sao em không gù mà chỉ thúc với mồi úp trước đó./.

Đây là hình của chú em

 

Lâm Quang Nhã

Lần cập nhật cuối lúc Thứ hai, 29 Tháng 8 2011 13:13
 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 1 trong tổng số 12

Slider Gallery

Loading image. Please wait
Chim bo va chim con
Chim bo va chim con
Chim me va chim con
Chuong cu gay nuoi de
chim con 1 tuan tuoi
cu dang gay
mot cach nhin tong quat (anh tu google)