Countries

26.5%Viet Nam Viet Nam
24.1%United States United States
14.1%Germany Germany
6.9%Canada Canada
6.5%Israel Israel

Visitors

Today: 7
Yesterday: 11
This Week: 63
Last Week: 92
This Month: 330
Last Month: 131
Total: 3763


Thống kê

Các thành viên : 26542
Nội dung : 50
Liên kết web : 6
Số lần xem bài viết : 4938493
JoomlaWatch Stats 1.2.9 by Matej Koval
Những bài viết về cu gáy
Tiếng Cu gáy đồng quê PDF. In Email
Viết bởi Administrator   
Thứ hai, 11 Tháng 8 2008 17:14
Có người bảo, người Việt mình có ai không gốc gác từ nông dân? Đã làm nghề nông, khó lòng không gắn bó với loài chim mộc mạc, thường bay về cùng những mùa lúa chín vàng…

Nếu đặt một chiếc lồng cu gáy cạnh những lồng hoạ mi, yến, yểng…, mới thấy chú chim cu “quê kệch” lắm. Ấy thế mà trong giới chơi chim, một ông chủ có nhiều loại chim quý thế nào, nhưng không có một chú cu gáy, vẫn bị coi là thiếu, là chưa sang…

Chim cu gáy chỉ mang trên mình một màu nâu đất và chỉ được làm duyên bởi một vòng nhỏ quanh cổ, dân gian quen gọi là “vòng cườm”. Cuộc sống người dân Việt tự nghìn đời nay gắn với những mùa lúa. Mỗi đận lúa chín vàng, chim gáy lại rủ nhau bay về. Hình ảnh từng đàn chim cu gáy sà xuống ruộng lúa, gọi nhau, gọi bạn bằng những tiếng “cúc cu” trở nên thân thuộc với mỗi người. Có lẽ, từ những vụ lúa đầu tiên cư dân Việt trên đất nước này, những chú cu gáy đã bay về và có lẽ, nó là loài chim sớm nhất được người Việt thuần từ loài chim hoang dã, để trở thành một thú chơi.

Cái màu nâu đất giản dị của nó khiến người ta nghĩ đến tấm áo nâu của ông bà, cha mẹ bạc màu mỗi buổi làm đồng về, màu của ruộng đồng, mà từ đó hạt lúa của khoai lớn lên nuôi sống con người. Chim cu gắn bó với tâm hồn người Việt là vì thế. Đến tiếng gáy của những chú chim cu, cũng không cầu kỳ, yểu điệu như mi hay yến, nó dân dã, bình di y như vẻ bề ngoài, “cúc cù cu cu…”.

Chim cu gáy gần gũi với ký ức của nhiều người Việt. Ảnh minh họa: Người Cao Tuổi.

Thường chú chim cu nào gáy càng dài, càng được quý. Đi sâu hơn nữa, các kiểu gáy của chim cu rất đa dạng, người ta phân biện là tiếng bổ hai, bổ ba, tuỳ thuộc vào độ dài cũng như nhịp ngắt mà người nuôi lâu năm để thi đấu mới hiểu hết được.

Về âm thanh, tuỳ theo độ bổng trầm, chim cu gáy bốn âm cơ bản là âm thổ, âm đồng, âm son và âm kim. Gắn bó với người Việt, với những người am tường, một chú cu gáy có âm thanh hay, có giá trị không dễ gì sánh được. Người dân vùng Ninh Bình vẫn kể, thời trước, có một vị cha xứ mê chim gáy đến nỗi, khi thấy có một chú cu gáy có tiếng gáy hay, đã thuê một thợ bẫy cu gáy, cho ăn ở như điều kiện ăn ở của mình trong mấy tháng ròng để bẫy cho bằng được! Đến khi bẫy thành công, người thợ còn được phần thưởng hậu hĩnh đáng giá cả gia sản.

Người sành chơi cu gáy không mấy ai không biết chuyện một vị quan cao lộc hậu ở tổng Hà Đông trước kia, từng có một đôi chim mà ông gọi bằng hai cái tên mỹ miều: kim xuyến, ngọc trai. Nguyên đôi chim đó được đánh đổi bằng chính những thứ đồ quý giá kia. Có lần, gặp một chú chim cu gáy hay hơn cả đôi của mình, ông quyết hỏi mua bằng mọi giá. Nhưng người có lòng thường dễ gặp bạn tri âm, ông đã được người ta tặng lại chú chim mà không đòi hỏi một thứ gì. Thế mới biết, những người chơi trọng nhau thế nào.

Thú chơi chim ngày nay đã ít nhiều khác xưa, một phần vì người Việt du nhập không ít loài chim lạ. Nhưng vị trí của chú cu gáy không hề thay đổi. Trong những vườn cảnh có những chú chim đắt tiền nhất, vẫn có những chú cu gáy, ngay trong những con phố chật chội nhất của Hà Nội, nhiều người vẫn dành những góc nhỏ cho những lồng chim cu.

Có người bảo, người Việt mình có ai không gốc gác từ nông dân? Nếu không phải ông bà bố mẹ, thì ắt ngược lên vài đời nữa, cụ kỵ cũng là nông dân. Đã làm nghề nông, khó lòng không gắn bó với loài chim mộc mạc, thường bay về cùng những mùa lúa chín vàng… Chẳng biết cái lý ấy có đúng không, nhưng giữa phố thị ồn ào, một tiếng “cúc cù cu”, dễ khiến lòng người ta tĩnh lại, để nhớ đến một cánh đồng bát ngát, đến những rặng tre rì rào…

Dã Liên baodatviet.vn
Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 09 Tháng 6 2010 22:42
 
Ông tôi và con cu gáy PDF. In Email
Viết bởi Administrator   
Thứ hai, 11 Tháng 8 2008 09:19

Bà tôi mất sớm vì lâm trọng bệnh. Cha tôi đi bộ đội kháng chiến chống Pháp, làm quân báo trung đoàn 18, trong một lần đi điều tra tình hình đồn Phú Hoà (Lệ Thuỷ, Quảng Bình) bị địch phục kích và hy sinh. Năm đó, tôi mới lên ba tuổi, mẹ tôi đã xin phép ông để đi theo người đàn ông khác. Ông nội nuôi tôi từ đó.

Suốt ngày ông cặm cụi ngoài vườn, nhiều lúc thâm vào đêm. Tôi là niềm an ủi lớn nhất của ông, còn có niềm vui với ông nữa là con chim cu gáy. Ông đem con chim ấy về mới qua hai mùa lúa mà nó thuộc từng nết ở và cách dạy của ông đến lạ. Ban mai mặt trời chưa hé rạng nó đã “gù gù” tiếng ấm như để gọi người thức dậy. Những buổi ông đi vắng, tôi bỏ thóc gạo cho nó nhưng nó chỉ đứng nhìn như có ý chờ đợi và không chịu ăn. Đến lúc ông về nó vừa gáy giòn giã vừa ngúc đầu liên tục như chào mừng rồi đủng đỉnh mổ ăn từng hạt. Nhà có lúc thiếu gạo, nhưng dưới đầu giường của ông bao giờ cũng có bị thóc, mấy lon hạt vừng hoặc đậu xanh. Ngày mùa ông đi hót thóc rụng, đãi sạch đất, còn lại những hạt chắc, vàng. Ông bảo loài chim cu rất sành ăn, hạt thóc lép không bao giờ nó đặt mỏ vào.

Ông chăm chim cu có khi quên cả bữa ăn nhất là vào mùa lúa chín, đậu, vừng nẻ hạt, chim cu từ các nơi bay về đầy đồng, ăn no là chúng liệng vòng rồi sà xuống vườn của ông. Chúng gù nhau từng đôi, hoặc đánh chọi nhau vì tranh một con mái. Ông tôi huấn luyện cho con cu gáy "gọi bạn" rất điệu nghệ, tiếng gáy của nó cất lên phân biệt rất rõ: tiếng gọi chim cái thì thâm trầm, âm thanh nối liền nhau như giục, như mời tha thiết, tiếng thách thức với tình địch thì cao, khắc tiếng đôi "cúc cù, cúc cù" ra vẻ kiêu kì, với ông tôi nó như là vô giá. Có người ở xã bên muốn đổi 20 thúng thóc nhưng ông "thà chịu mất lòng chứ không đổi chim cu". Tôi hiểu không phải ông nội cao đạo gì, mà vì con chim đã thành bạn tri kỉ, tri âm với ông, đem lại cho ông cái thứ vui hiếm có. Ông sắp xếp cho tôi được học hành và giúp việc trong nhà thành nề nếp. Chỉ công việc về chim cu thì ông không dạy cho - "Chim trời cá nước mà cháu!". Người đời có câu: "Cu ăn cu bỏ cu đi, ca ăn ca ở với dì hôm mai" đó thôi (ca là gà theo tiếng địa phương quê tôi).

Ông nói vậy là để khuyên tôi đừng theo chim chóc mà sao nhãng việc học hành, chứ ông thì đã nặng lòng với với con chim cu, đâu phải nuôi nó không có ích.

Một vinh dự đến với ông cháu tôi, khi tôi học hết cấp I thì cấp trên cho đi học trường thiếu sinh quân ở quân khu theo tiêu chuẩn con liệt sĩ. Khó nói hết niềm vui lẫn nỗi buồn giằng co trong tình cảm ông cháu tôi. Ông ôm tôi suốt đêm, xoa đầu, sờ lưng, nắn tay tôi, rồi ông bảo:

- Bình này, cháu gắng học tập, rèn luyện cho kịp bạn bè, nghe nói thiếu sinh quân là tập tành vất vả lắm đó.

- Ông nội ơi, cháu đi xa, chỉ lo ông buồn thôi. Hay là ông nói với xã một tiếng để cháu có thể ở nhà. Ý muốn của ông xã cũng ưu tiên mà.

- Đừng nghĩ vậy, cháu cứ đi cho mát vong linh cha cháu. Ông còn khoẻ, có con cu gáy, có mảnh vườn là ông không còn thì giờ để mà buồn đâu…

Hai năm thấm thoắt trôi qua. Một đứa bạn thân trước cùng học trường với tôi báo tin ông bị ốm nặng, tôi được phép về thăm. Tôi nâng cánh cửa tiếp bước vào nhà thấy ông như cây củi khô ngồi ở góc giường. Bao nỗi niềm thương dâng lên, tôi rưng rưng nhoà nước mắt và run lên vì phút giây quá xúc động, còn vì sợ ông giận. Nhưng không, ông như khoẻ ra, ngồi dậy kể việc nhà rành rõ. Rồi ông chỉ cho tôi những ai đã giúp đỡ, chăm sóc ông thời gian qua để mà đi thăm mà cảm ơn.  Hồi lâu, tôi mới hỏi về con cu gáy, ông không nói gì, chỉ đăm đăm nhìn ra cửa… Đứa bạn tôi ở gần nhà, cho biết cặn kẽ: "Thằng Sa, cùng lớp với tôi trước đây, vì chơi bời quá đáng bị kỉ luật rồi bỏ học, mấy lần đến gạ ông đổi con khướu của nó lấy cu gáy, ông không nghe. Ông bảo: "Con cu ấy là của thằng Bình, nó đi bộ đội, ông nuôi để nay mai nó về là giao phần nó, không thể giao cho ai được". Thế rồi, tuần sau cu gáy bỗng biến mất vào một đêm mưa. Vắng chim cu, nhớ cái nết hiếm hoi, nhớ tiếng gáy huyền diệu của nó, ông thơ thẩn hết quanh vườn rồi ra đường, hết xóm này đến xóm khác, sang các làng bên cạnh như cố tìm ra, lắng nghe ở đâu có tiếng con chim cu, nhưng vô vọng…". Không hiểu có phải vì thế mà ông buồn rồi phát ốm hay không. Tôi thấy day dứt, ân hận vì sự thiếu vắng của mình thời gian qua, cố chạy chữa, chăm sóc ông cùng với sự giúp đỡ của bà con xung quanh, nhưng rồi ông không ở lại với tôi được nữa…

Tôi cầm lòng, cố vượt qua nỗi mất mát chưa từng có để tiếp tục ra đi theo con đường binh nghiệp. Một lần về thăm quê, tôi đến mộ viếng hương hồn ông nội, bỗng nhiên thấy có đôi cu gáy đang nhặt ăn những hạt cỏ trên nấm mộ xanh. Chúng nó nhìn tôi ngơ ngác, đôi cánh chập chờn như muốn bay, lại như muốn ở, đợi chờ một tín hiệu nào đó ở con người.

- Không cu gáy ơi, ta biết chim muốn tìm về với đất quê ta, với bạn cũ, nhưng ta không muốn chim trong cảnh "chim lồng cá chậu" nữa. Hãy vui vầy lứa đôi với trời cao, gió lộng, sống nguyên bản năng muôn thuở của loài chim muông với ngàn xanh cây cỏ, với khí hậu đất trời thoáng đãng… Và trong giây phút hoài niệm thiêng liêng, tôi nghe văng vẳng có tiếng con chim cu ở đâu đó gọi bạn như ngày nào ở vườn ông…

Trở về thực tại, tôi nhận ra bây giờ tìm được con cu gáy là hiếm. Rừng gần đã bị phá hết, các họ làng chim đã bay biến đi tận đâu đâu, các vườn cây mới lập lại chưa đủ sức mời gọi chúng trở về được. Hơn nữa, nếu có con nào dại dột xuất hiện thì cũng bị các tay súng hơi, giàn ná cao su tìm diệt. Thương thay cho những sứ giả đã từng là bạn của đồng quê. Nếu ông nội tôi mà biết được thực cảnh "tan tác chim muông" như bây giờ thì ở cõi xa xăm kia, chắc ông cũng nguôi ngoai đi sự nuối tiếc về con cu gáy của mình ngày nào…

Nguyễn Văn Hiệp

Theo thegioitrongta

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 09 Tháng 6 2010 22:44
 
Xem chim gáy bố mẹ cho con ăn PDF. In Email
Viết bởi Administrator   
Thứ hai, 11 Tháng 8 2008 06:00

Chim cu gáy cho con ăn bằng cách ăn thức ăn vào dạ dày rồi đợi 1 thời gian cho ngấm men tiêu hóa cho thức ăn nhũn ra khi đó nó mới "ợ" lên như bò ợ lên để nhai lại rồi trún vào miệng cho con nó. Cả chim bố và chim mẹ đều trún thức ăn cho con. Chim con rúc miệng vào miệng chim mẹ, khi còn nhỏ thì chim bố mẹ lấy miệng nó rà rà nơi miệng con, chim con có tập tính rúc vào miệng mẹ ngay từ lúc nhỏ. Dưới đây là vài đoạn video ngắn khi chim con 5 ngày tuổi (mẹ đang cho ăn) và hơn 1 tuần tuổi (bố đang cho ăn)

video chim mẹ cho con ăn

Video chim bố cho con ăn

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 09 Tháng 6 2010 16:31
 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 9 trong tổng số 12

Slider Gallery

Loading image. Please wait
Chim bo va chim con
Chim bo va chim con
Chim me va chim con
Chuong cu gay nuoi de
chim con 1 tuan tuoi
cu dang gay
mot cach nhin tong quat (anh tu google)