Countries

26.5%Viet Nam Viet Nam
24.1%United States United States
14.1%Germany Germany
6.9%Canada Canada
6.5%Israel Israel

Visitors

Today: 9
Yesterday: 20
This Week: 54
Last Week: 92
This Month: 321
Last Month: 129
Total: 3763


Thống kê

Các thành viên : 26542
Nội dung : 50
Liên kết web : 6
Số lần xem bài viết : 4936665
JoomlaWatch Stats 1.2.9 by Matej Koval
Những bài viết về cu gáy
Mùa sương gió nồm chơi chim cu gáy PDF. In Email
Viết bởi Administrator   
Thứ hai, 11 Tháng 8 2008 01:12

 

(VietNamNet) - Những vạt lúa rẫy của đồng bào dân tộc miền tây Phú Yên chín vàng rực. Ông Phạm Thảo quẩy cây sào tre móc chiếc lồng chim lên vai. Mùa bẫy chim cu gáy đã bắt đầu...

Soạn: AM 865831 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Lên đường bẫy chim trong mùa sương gió nồm

Man mác cánh gió nồm thổi qua vạt rừng thưa dìu dặt tiếng chim. Đều bước trên con đường mòn ngoằn ngoèo dẫn sâu vào rừng trập trùng sương sớm, ông Phạm Thảo không ngoảnh đầu lại, giọng hồ hởi: "Mùa sương gió nồm. Mùa này bẫy cu gáy là "ngon" nhứt đây".

Cái sướng của thú chơi

Chẳng biết tự bao giờ, người miền Trung có cái thú chơi chim cu gáy. Mảnh đất nghèo mọi thứ, chỉ có chim chóc trên những cánh rừng xa là sẵn. Sau những giờ luồn núi phát rừng làm rẫy, cắm mặt xuống triền dốc trỉa hạt..., vài tiếng chim gù trên cành cây ven suối cũng đủ làm vơi bớt nỗi mệt nhọc.

Đó là những lúc vào mùa, dân chơi chim đi làm nương quẩy theo chiếc lồng máng vô chạc cây bên bìa rẫy, chim tự do gù "đã đời" cho hết buổi làm. Đến khi nông nhàn, mới là lúc để chơi chim thực sự. Những anh dân chơi nông dân rời nhà, ngốn hết hàng chục cây số phóng xe (có khi là xe đạp) đến lội bộ, miên man theo những tiếng chim gù.

"Đi bẫy cu gáy xa thường phải bốn, năm "ông" đi chung mới vui. Ông này bẫy được mà ông kia chưa có con nào thì phải ráng kiếm. Vậy là cứ cạnh tranh đến lúc ông nào cũng đầy lồng hồi nào không hay", ông Thảo tâm sự. Bốn, năm ông cùng vào một khu rừng nên phải dỏng tai lên nghe tiếng chim gù rồi nhanh chân kiếm chỗ móc lồng chim mồi của mình trước, nếu không phải đi xa hơn nữa. Tiết tháng nồm miền Trung gió mát nhưng nắng rất gắt, tìm cho được chỗ để móc cái lồng, bở hơi tai.

Soạn: AM 865865 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Một chú chim bổi dáng đẹp

Đã vậy, không phải cứ treo đại khái chiếc lồng vào đâu cũng được. Phải lựa thế nhánh cây để đón hướng chim vào sẽ chắc cú "dính" nhất. Nhánh cây mà chim bên ngoài sẽ đậu phải nằm đối diện hoặc bên hông mặt sân bẫy, nhưng tốt nhất là chính nhánh cây móc lồng phải có thế thuận lợi cho chim đứng nhảy vào.

Những tay chơi nông dân lúc này phải tìm bụi rậm giấu tấm thân dềnh dàng vào, để nghe tiếng đập thình thịch trong lồng ngực mình khi có chú chim bên ngoài hung hăng chập chờn bay về chuẩn bị "chiến đấu" với chim mồi.

Cái sướng nhất của thú chơi chim cu gáy là ở đây. Hồi hộp chờ đợi nghe chim mồi gù khích tướng chim rừng bay về. Hết nhìn chú chim nhà gục gặc cái đầu gù "cục... cồ... ồ... cộ... ộ...", lại nhìn chim rừng sừng sộ gù đáp trả rồi chực bay vào. Gáy gióng, gáy thúc, gáy rúc, đến khi chú chim rừng hăng máu sập bẫy thì cái sự sung sướng của kẻ đi săn kết thúc!

Soạn: AM 865849 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Chú chim mồi đang gáy dụ chim rừng ngoài bìa rẫy

Ngay cái giai đoạn thưởng thức chỉ diễn ra dăm ba phút này, lỡ có "thằng cha" nào vô tình đi qua làm chim bay mất, rất dễ làm tay chơi chim nổi nóng. Không nóng vì mất một chú chim mà nóng vì chưng hửng, mất hứng khi màn trình diễn sống động bị cắt ngang. Ông Thảo kể: "Có lần tôi đi tàu lửa ra tận huyện Vân Canh (Bình Định) bẫy chim, đang ngồi trong bụi rậm thì một anh dân tộc đi ngang qua, tôi phất tay ra hiệu anh ta vẫn không chịu tránh xa. Đến khi chim bay mất thì anh ta mới tỉnh rụi "ai biết chỗ mấy ông làm ăn đâu". Tức không chịu được".

Chim cũng như người

Ông nông dân chính hiệu, chẳng ngờ lại nói về những chú chim cu gáy say sưa và trìu mến như miêu tả những... cô gái đẹp. Chim cu gáy phải có dáng đẹp, thân dài, khéo, gọn. Đầu phải nhỏ, mỏ thẳng đúng theo câu lưu truyền trong giới "đầu nhỏ mỏ ngay, có chết nó cũng hay". Vòng lông cườm quanh cổ phải cao, thẳng, dày. Lông cánh dặm phải khô, mịn. Chân phải gọn, đóng vảy, đặc biệt tránh xa chim có chân giống con tôm...

"Cũng như con người vậy thôi. Nói thấy thích một cô nào đó thì có nghĩa là có thích một vài thứ của cô ấy, mái tóc, dáng người, nước da... Tuy mỗi người một ý, nhưng chim mình khéo, dáng đẹp thì nói chung ai cũng muốn giữ lại nuôi làm chim bổi, còn chim đầu to tổ bố, mình ngắn cụt lủn thì chỉ có nước... làm thịt ăn".

Soạn: AM 865815 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Soạn: AM 865821 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Soạn: AM 865823 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Soạn: AM 865827 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Xong vẻ bề ngoài, đến tiếng gáy. Nhắm mắt lại, chỉ cần nghe qua tiếng gáy, dân chơi cũng biết chim hay, dở. Có nhiều loại giọng như giọng đồng, giọng thổ, giọng cấn. Trong giọng thổ lại chia ra nhiều kiểu như thổ đất, thổ lùm, thổ rỗng. Giọng thổ là giọng được ưa chuộng nhất của chim cu gáy, bởi cái giọng ấy ác liệt lắm, cất lên là có kẻ tìm đến kịch chiến. Chim giọng đồng cũng hay, kêu thánh thót, ồn ào như gõ thùng rất sốt ruột, khiêu khích chim rừng rất nhanh nhưng có nhược điểm là hay đá lồng.

"Cũng vẫn như tiếng nói con người vậy thôi. Có người nói dễ nghe, xin gì người ta cũng muốn cho. Nhưng có kẻ vừa nghe lên tiếng là đã muốn... đánh".

Soạn: AM 865859 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Hạt mằn ri, món khoái khẩu của cu gáy

Chim cu gáy bẫy về được cả tiếng lẫn dáng rồi thì cứ thế vào lồng riêng, cho ăn gạo lức, lúa gạo đỏ xay, hạt mằn ri, kể cả sạn, đất, luyện tập chờ ngày theo chủ đi chinh phạt những cánh rừng, lại dụ chim khác về. Có con chỉ vài ba tháng đã điêu luyện nhưng cũng có con lì lợm đến cả năm mới chịu "làm việc". Cũng có chú móc ở cây chanh, cây ổi trong vườn nhà thì gáy rộn trời đất, nhưng đem vào rừng lại nín thinh chẳng thèm gù một tiếng. Bao nhiêu gạo lức, lúa đỏ, hột mằn ri của ông chủ nóng tính thế là đi thẳng ra ngoài quán đặc sản.

Giữ lại chút thanh âm

Bây giờ miền quê nghèo đã mọc lên nhiều quán đặc sản. Chẳng biết có phải vì thế không mà chim cu gáy ngày càng thưa dần cánh bay và tiếng gáy sau những vạt rừng huyện Đồng Xuân, Phú Yên quê hương ông Thảo. Bây giờ muốn bẫy được nhiều chim, ông đã phải đi xa hơn, lặn lội đến tận Phú Túc (Daklak), thượng nguồn sông Ba. Còn quanh quẩn trong huyện nhà, xưa mỗi chuyến 9 - 10 con, nay 9 - 10 chuyến mới được vài con.

Soạn: AM 865863 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Một chú cu gáy dính bẫy

Chút an ủi là sau ông Thảo - kẻ chơi chim cu gáy từ thuở vác cây sào để móc lồng chim lên cao còn chới với, đã có thêm rất nhiều người nối tiếp thú chơi này. Cả huyện dễ có đến hàng trăm lồng. Các chú chim ngày trước còn được trao đổi không phí qua lại giữa các tay chơi cùng hội, nay được định giá sòng phẳng từ vài trăm đến vài triệu đồng một chú.

Như thế là cu gáy lên đời rồi. Nhưng ông Thảo lại thấy buồn. Người ta chơi ào ạt quá, chơi như để làm giàu, làm sang chứ không phải vì tiếng gáy, màu lông cườm mộc mạc của giống chim nhà quê này. Song bỏ thì ông không chịu được. Dẫu sao thì nó cũng đã gắn với cả một thời tuổi thơ đến thời trai trẻ và cả thì hiện tại của ông. Thi thoảng dắt đàn bò vào núi, ông lại quẩy lồng chim theo, không bẫy được thì cũng nghe nó gáy đỡ buồn. Miễn là giữ lại được thanh âm của những mùa bẫy chim cu gáy đã đi qua đời ông.

Người viết bài này được ông tặng một chú, vất vả đưa về Sài Gòn nuôi. Không hợp thổ nhưỡng, khí trời lắm bụi nhiều khói, ồn ào quá đỗi, hay vì sự vô tâm của con người, chú ta lăn ra chết. Người viết ngẩn ngơ. Hình như chút thơ ấu dại khờ trong ta vừa trở lại đâu đây rồi vụt mất vĩnh viễn, cũng bởi chính bằng những thứ đã làm chú chim cu gáy tội nghiệp kia lìa đời.

  • Bài, ảnh: Võ Tiến

  • theo Vietnamnet
Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 09 Tháng 6 2010 22:20
 
Hai con chim gáy PDF. In Email
Viết bởi Administrator   
Thứ bảy, 09 Tháng 8 2008 16:46


Có hai con chim gáy rất thân với nhau. Hết tha thẩn xuống đồng lượm từng hạt lúa, chúng lại bay lên ngọn tre râm ran tiếng gù. Cứ tha hồ mà dồn dập, mà khoan thai có khi nhẹ nhàng như lời tình tự. Bỗng chẳng may một anh bị con người bẫy được đem về nuôi. Anh kia liền đi tìm bạn mới.

Mặc dù được chăm sóc chu đáo, nhưng bị giam hãm trong lồng phần thì nhớ da diết cánh đồng quê, phần thì nhớ bạn, chim cất lên những tiếng ai oán não nùng. Nghe tiếng than của bạn, anh chim gáy ở ngoài cũng tìm đến thăm. Thấy bạn mình được ở trong chiếc lồng son, có thức ăn nước uống đầy đủ, anh ta ganh tị bảo:

- Tưởng khổ cực lắm, hoá ra phúc đức ông cha bảy đời để lại mới có được kẻ nâng niu chiều chuộng còn than vãn nỗi gì.

Anh chim trong lồng nghẹn ngào không thốt nên lời.

Thấy thế anh chim ở ngoài nảy ra ý định: Mình muốn vào đó, nhưng có cả hai thì thức ăn sẽ ít đi, chi bằng tìm kế cho nó bay ra để ta vào tha hồ mà chén. Nghĩ vậy anh ta liền dùng lời ngon ngọt dụ dỗ:

- Muốn thoát thân thì nhịn ăn, giả vờ chết. Chủ sẽ bắt ra xem thử, lúc ấy nhanh chân mà tẩu thoát.

Quả thật bằng cách đó anh chim nọ được vùng vẫy nơi trời cao và say sưa cất giọng trầm bổng. Còn anh chim ở ngoài lại cứ quanh quẩn bên chiếc lồng, tất nhiên được vào trong dễ dàng.

Được no nê nhưng anh ta mới nhận ra sự cô độc, tù túng. Từ đó, chim càng lười biếng không cất nổi tiếng gáy. Người chủ thấy thế cũng chẳng còn săm soi, chăm sóc như ngày xưa nữa. Nhiều hôm phải nhịn đói, nước mắt lưng tròng, thân hình tiều tụy trông mà tội nghiệp, anh ta liền dở chiêu cũ nhưng có ai mà dại nữa. Lúc này, anh chim gáy nọ mới nhận ra rằng sống mà chỉ vì miếng ăn thì đó chỉ là kiếp sống thừa.

Theo songdep

 

-------------------------------------------

Có một đôi chim Gáy sống trong rừng. Chúng ăn ở rất hiền lành. Đôi chim rất xinh xắn. Mỗi con có một bộ lông màu nâu và những hạt cườm lấp lánh ở cổ. Đầu chúng tròn và mượt, mắt nâu, cái mỏ thì nhỏ nhắn và đen láy.

Đôi chim Gáy chọn một lùm cây rậm rạp tha những ngọn cỏ, lá thông, cành khô về làm một chiếc tổ nhỏ. Ổ lởm chởm và khô nhưng đôi chim rất vừa lòng. Chim mái đẻ vào tổ 2 cái trứng xinh xinh. Rồi đôi chim thay nhau ấp. Mươi năm bữa sau, chúng nở.

Bọn chim non rất khoẻ và lớn như thổi. Suốt ngày chúng há rộng cái mỏ còn mềm đòi ăn. Cứ thấy động là chúng lại vỗ đôi cánh cụt lủn, vươn cổ lên kêu chim chíp... Một buổi, chim bố và chim mẹ đi kiếm mồi, một con Diều Hâu nhìn thấy lũ chim nhỏ, nó sà xuống đỗ ngay bên cái tổ của lũ chim Gáy. Lũ chim non sợ quá, gục đầu vào lưng nhau và run bần bật.

Từ lúc thấy đôi cánh Diều Hâu trùm xuống rừng, vợ chồng chim Gáy đã bỏ mồi quay lại.
- Về mau, về mau, chim bố giục.

Chúng cùng vun vút bay về như hai mũi tên. Diều Hâu đang bám vào thân cây cho chắc, sắp sửa quắp đôi chim non bay đi.
Giữa lúc đó, chim bố và chim mẹ về đến tổ. Chim mẹ và chim bố cùng xoè cánh, bay chập chờn trước mặt kẻ thù. Trông thấy chúng vật vờ như đôi chim ốm, Diều Hâu chỉ cần giơ vuốt ra là quắp được. Diều Hâu dang cánh bay lên. Đôi chim Gáy trở nên nhanh nhẹn. Chim mẹ vội lao xuống, bay quặt về tổ trong lúc chim bố bay đi, lấy thân mình làm mồi cho kẻ thù bay theo. Cuộc săn đuổi rất ác liệt.

Nhiều lúc chim bố tưởng nguy. Nhưng chiếc vuốt nhọn của Diều Hâu đã mấy lần quờ trên lưng nó làm những sợi lông màu nâu rơi xuống lã tã. Nhưng cuối cùng chim bố vẫn nhử được kẻ thù bay đi rất xa, rất xa. Đến lúc đã làm cho kẻ thù lạc đường và mỏi cánh, nó mới bổ xuống một bụi rậm, quay ngoắt về.

Về đến tổ, chim bố đã thấy lũ con được mớm ăn no. Chúng đang bình yên nằm nghếch đầu lên lưng nhau mà ngủ dưới chân mẹ. Thấy chim bố về, chim mẹ vui mừng chớp chớp đôi mắt nâu mở rất to.
"Cúc cu; Cúc cu". Nhìn đàn con nguyên vẹn, chim bố cất tiếng gáy dồn vui vẻ.

Sưu tầm

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 09 Tháng 6 2010 23:01
 
Thú chơi chim gáy ngày Tết PDF. In Email
Viết bởi Administrator   
Thứ sáu, 08 Tháng 8 2008 23:32

Cu kêu ba tiếng cu kêu Trông mau Tết đến dựng nêu ăn chè.

Cuộc sống càng khấm khá chừng nào thì ngày Tết người ta càng vất vả chừng ấy. Nhưng vất vả trong niềm vui, niềm tự hào thành đạt. Trước Tết, những người đã thành gia lập thất thì phải lo lễ Tết cúng ông bà tổ tiên bên nội, bên ngoại, bên vợ, bên chồng... Đây là đạo lý truyền thống chứ chưa hẳn vì phú quý sinh lễ nghĩa.

Tiếng cu gù râm ran đây đó khiến lòng tôi rưng rưng nhớ cảnh, nhớ người. Ở đời có bốn cái ngu: làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu. Gác cu là một trong bốn cái ngu của người đời, nhưng nói như Nguyễn Bỉnh Khiêm thì “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ”. Và tôi đã học được cái ngu này từ cha tôi.

Hơn nửa đời người sống nơi phố thị, tôi quên hẳn tiếng cu gù. Lâu lâu về thăm quê, thắp nén nhang lên phần mộ tổ tiên, tôi cũng không còn nhớ tiếng chim cu khiến hai cha con tôi dường như nín thở, kiến lửa cắn cũng không dám gãi mạnh chứ nói gì đến chuyện nhảy ra khỏi chỗ ngồi…

Mấy đứa cháu của tôi bây giờ cũng có chim cu, nhưng họa hoằn lắm nó mới xách lồng đi nhử, bởi chúng chưa tìm được niềm vui bên tiếng cu gù. Nhìn con cu trong lồng treo phía sau nhà, tôi biết nó vào loại dùng được chứ chưa phải chim hay, dù đứa cháu tôi khen nó khôn lắm.

Muốn nhử cu, người ta phải tìm con chim cu trống bẫy được và phải là loại chim hay, chứ không phải chim cu nào cũng có thể bắt về nuôi và đem đi nhử được. Chim cu nuôi từ nhỏ lên chỉ để làm cảnh chứ loại chim này không thể làm cu mồi đi nhử. Một con chim cu hay phải “có tướng”: đầu nhỏ, mỏ đinh, hình bắp chuối (bắp chuối cau), còn kinh nghiệm của người gác cu thì “nhứt thời hình dáng đa đa, nhì thời cổ lãi (cổ dài), thứ ba quắn cườm”. Ngoài ra, một con chim cu hay còn có “ẩn tướng” là chân có hai vảy trắng hình chữ X.

Một tay cầm quéo, một tay xách lồng, tôi đi ra bờ sông và móc lên nhánh cây mít còi. Tìm một chỗ kín đáo, tôi nhìn qua bên kia sông, màu xanh hoa màu rập rờn theo gió cứ như vô tận. Và tiếng chim cu gù đã kéo tôi về với thực tại. Đúng là con chim cu này chưa phải là con chim hay ngày xưa. Con cu mồi của tôi xưa kia chỉ cần treo lên là cất tiếng gáy liền, trong lúc đó con này những năm phút sau mới cất tiếng gáy. Tuy nhiên, nó không chỉ gáy tiếng kim đồng mà chỉ gáy tiếng bản đôi. Chim cu cũng như con người, có con hiền, con dữ; có con gáy tiếng bản đôi, bản ba, bản tư... - nghĩa là khi cất tiếng gáy có tiếng hậu kéo dài và nhỏ dần về sau. Tiếng gáy của chim cu cũng chia ra tiếng kim (tiếng trong trẻo), tiếng thổ (tiếng đục). Tiếng kim thì có tiếng kim lợ lợ, tiếng kim đồng. Tiếng thổ thì có tiếng thổ rền, tiếng thổ lợ. Những con chim có tiếng kim chỉ nuôi chơi chứ ít ai làm chim mồi, bởi nó dữ làm cho chim ngoài không dám vào đánh nhau thì công gác cu trở thành ... công cốc.

Nhìn lên lồng, tôi cảm thấy vui vui, bởi tuy chim là chim gáy tiếng kim, nhưng nó gáy liên tục, vừa như cù rủ, vừa như thách thức... Dọc triền sông gần hai tiếng đồng hồ, tôi cũng mang về ba con cu gáy và biết thêm rằng thằng cháu của tôi ít khi nhử cu vùng này. Bởi tiếng dụ của con chim này còn khá xa lạ với những con chim thường lui tới đây. Tôi xách lồng về nhà mà mỉm cười một mình. Nếu thằng cháu tôi có đi nhử như chú nó bây giờ thì nó... nhử thứ gì khác và ở xóm nào đó chứ không phải xóm này.

Tiếng chào hỏi, chúc tụng râm ran từ nhà trên vọng xuống khiến tôi ngộ thêm rằng... ngày Tết bây giờ đã khác.

 

 

HOÀNG HÀ tạp chí THV

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 09 Tháng 6 2010 22:55
 
«Bắt đầuLùi12345678910Tiếp theoCuối»

Trang 10 trong tổng số 12

Slider Gallery

Loading image. Please wait
Chim bo va chim con
Chim bo va chim con
Chim me va chim con
Chuong cu gay nuoi de
chim con 1 tuan tuoi
cu dang gay
mot cach nhin tong quat (anh tu google)