Countries

26.9%Viet Nam Viet Nam
24.7%United States United States
14.2%Germany Germany
6.5%Israel Israel
6.1%Canada Canada

Visitors

Today: 1
Yesterday: 6
This Week: 27
Last Week: 52
This Month: 218
Last Month: 340
Total: 3787


Thống kê

Các thành viên : 26542
Nội dung : 50
Liên kết web : 6
Số lần xem bài viết : 4963534
JoomlaWatch Stats 1.2.9 by Matej Koval
Những bài viết về cu gáy
Ba mươi năm mê cu gáy PDF. In Email
Viết bởi Administrator   
Thứ tư, 06 Tháng 8 2008 19:29
Ông Chung và những lồng chim cu gáy yêu thích
(TNTS) Khó tin, nhưng giữa Hà Nội có một người đã ba mươi năm nay sống cùng cu gáy. Ông tên là Nguyễn Văn Chung, 52 tuổi, nhà ở ngõ 224 đường Bưởi, quận Ba Đình. Khỏi phải nói số nhà, bởi bạn đọc nào muốn đến giao lưu, chỉ cần vào ngõ và gõ cửa ngôi nhà nào có nhiều tiếng cu đang gáy.

Tiếng chim gáy rền vang trong căn nhà chỉ khoảng 20 mét vuông khiến tôi không thể mở máy ghi âm. Đành phải dùng bút tốc ký câu chuyện 30 năm chơi chim của người đàn ông cởi mở, đẹp trai không khác gì danh thủ Pháp Eric Cantona với mái đầu cạo nhẵn.

Năm 18 tuổi, đi bộ đội ở Thái Nguyên, chàng trai Chung khi đó gặp được một ông già chuyên nghề bẫy chim. Giờ vào tuổi ngũ tuần, ông trở thành một trong số không nhiều những người chơi cu gáy oách nhất Hà Nội.

"Tiếng cu gáy lạ lắm. Như tiếng nhạc, đủ cả bảy nốt đồ rê mi pha sol la si, có cung bậc, có âm sắc. Mỗi con một giọng, nên có con hay, có con chưa. Con chim cũng như người ca sĩ, có thể gáy to, gáy dài, đúng cao độ, tròn vành rõ chữ, nhưng như thế chưa đủ, mà cần phải có chất giọng. Cái này thì phải nhờ đến năng khiếu bẩm sinh chứ không ai dạy cho nó được.

Con cu đang gáy trên bể cá kia là con hay đấy. Giọng thổ đồng rền như sấm, có người trả nghìn rưỡi đô la tôi không để. Trên gác thì còn một con nữa cũng rất hay đang hạ thổ, gọi là con "tru" vì tiếng gáy của nó như chó sói tru, lạ lắm. Cả đàn 20 con, chỉ được một nửa là cu gáy hay như thế thôi.

Tôi đã xem ti vi, thấy bên Malaysia gì đó họ có cuộc thi chim cầu kỳ lắm, cả ngàn con treo khắp một sân vận động, chấm thi bằng cách dùng máy đo âm lượng, tần số tiếng gáy. Giải nhất hình như ngang một chiếc ô tô. Nhưng nghe ti vi phát lại thì thấy thua xa chim VN mình. Tiếc là ở ta không có các cuộc thi như thế".

Ba mươi năm chơi và chung sống trong nhà, nhưng ông Chung nói vẫn chưa biết hết sự huyền bí trong tiếng gáy của cu. Trong số cả ngàn con cu gáy từng qua tay, có con chim do một người từ Đà Nẵng gửi ra cách đây ba năm với giá 10 triệu đồng. Nó đã bị một người bạn chơi ở Hải Dương lên nẫng mất. Nhưng về nhà mới không được bao lâu, con chim ấy bị chết cháy do một vụ hỏa hoạn khiến ông tiếc đứt ruột.

Ông Chung bảo, người chơi cu gáy sợ nhất hai bệnh, một là đi ỉa, hai là đau mắt. Hai chứng này liên hoàn với nhau, có cái này ắt sinh ra cái kia và ngược lại. "Chỉ nhìn mặt nó, tôi có thể biết là nó có ốm đau gì hay không. Tươi vui là nó khỏe, rầu rĩ là ốm. Nếu nó đau mắt, lấy quả ớt chỉ thiên, vắt lấy nước nhỏ vào mắt, rồi cấu một mẩu, nhét vào miệng". Đó là mẹo của các cụ, giờ thì đã có thuốc nhỏ mắt Rohto. Ông cười rồi lấy ra ống thuốc màu xanh dùng cho người.

Chúng tôi lên gác. Lồng cu treo đầy các gian phòng. Ngoài ban công là ba bốn cái lồng đặt trong cái chậu đựng đầy đất bãi sông Hồng, cu gáy nhảy nhoanh nhoách bên trong. Đó là cách ông Chung "hạ thổ" cho cu tự miễn dịch.    Mở một cánh cửa, mỉm cười bí ẩn, ông dẫn tôi vào một căn phòng hẹp có chiếc giường đơn đang phủ chăn đệm. Ông Chung bắc ghế lên giường rồi với tay lên trần nhấc xuống một chiếc lồng cu nữa: "Con này giá trị nhất trong nhà tôi nên tôi cho nó ở trong phòng ngủ. Tiếng nó trầm ấm như loa thùng hay không thể tả được. Anh không phải là người chơi mới dám cho xem, nếu không người ta nằn nèo lại không giữ được".

Bốn năm trước, ông Chung mua được con cu gáy này với giá 5 triệu đồng từ một người trên Thái Nguyên. Nhà họ nghèo, phải họp gia đình trước khi bán chim lấy tiền cho con về Hà Nội ăn học. Một mình ông Chung ở với con chim ấy, vợ nằm ở phòng ngoài. 6 giờ sáng cu cất tiếng gáy, cũng là đánh thức ông Chung dậy tập yoga...

Bài & ảnh: Lưu Quang Phổ

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 09 Tháng 6 2010 22:24
 
Tản mạn cu gáy Mỹ PDF. In Email
Viết bởi Tre làng   
Thứ bảy, 07 Tháng 7 2007 09:54

Mỗi người có một thú vui, người mê câu cá, kẻ mê chim, người mê cây cảnh, kẻ mê săn bắn...chưa kể những người mê cá độ. Tôi có một đam mê đó là thú nuôi cu gáy. Những ngày xa quê bỏ lại những con chim cu mồi ở lại quê hương, lòng hồi hộp chờ một ngày trở về nghĩ rằng khi đó những con cu gáy chắc là đã thành những con mồi tuyệt vời. Thế nhưng sau ba tháng gầy dựng cơ đồ từ ngày ở New Delhi về, tài sản chỉ có 2 con chim gáy, cả hai chưa thành cu mồi thì tôi đã lại dứt áo ra đi.

Những khi gọi điện thoại về cho vợ, những lời hỏi thăm thật là ngồ ngộ "Con cu anh thế nào rồi em" , "con cu anh tối nào cũng gáy om sòm không cho hàng xóm ngủ". Thế mà khi mọi thứ đang trôi đi thì đùng một cái cúm gà, cúm chim, cả hai con cu gáy đều về chầu diêm vương. Một cảm giác tiếc, nhớ, thương tràn trề.

Những chiều nghe tiếng chimcu gáy lòng bồn chồn nhớ quê, tưởng rằng ở Mỹ không ai nuôi cu gáy, ai ngờ một ngày vào mạng nhờ ông google, được ông chỉ tới mấy địa chỉ, có nơi đáng tin cậy thì giá quá cao, một cặp tới 380 đô mà phải chờ tới 4 tuần mới có. Thì ra cu gáy nó đắt thế, thử hỏi tại sao nó đắt và đây là câu trả lời. Hồi trước cu gáy thường nhập từ Philippine và các nước châu á nhưng từ ngày bị dịch cúm chim từ Châu á thì họ cấm nhập. Chỉ có giống chim cu gáy tên là spotted dove là hiếm vì nó ít sống ở Mỹ. Ở Việt nam cũng có nhiều loại khác nhau nhưng mọi người chỉ thích loại cu cườm này (spotted dove) mà thôi.

Lang thang khắp nơi trên nét thế rồi cũng tìm ra một đôi 300$, nhờ một chị bạn ở Florida xem coi địa chỉ đó có chính xác không hay là địa chỉ ma, lừa đảo...vì ông bán chim chỉ lấy tiền money order mà không lấy bất cứ hình thức thanh toán nào khác như personal check hay paypal. Thế rồi chị H cho hay chị có nhờ bạn chị gần đó ghé xem thế nào vì nhà chị tới đó hơn 4 tiếng lái xe. Kết quả chị cho hay:

 

Dưới đây là email của nhà thơ Dương Quân ở Tampa, người mà chị H hỏi việc mua chim gáy dùm T, Chị H thấy không ổn rồi T ...

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 23 Tháng 6 2010 21:45
 
Chơi chim cu gáy: Tiếng vọng của đồng quê PDF. In Email
Viết bởi Administrator   
Thứ bảy, 07 Tháng 7 2007 09:54

Không giống như những loại chim cảnh khác, thú chơi chim cu gáy từ xưa đến nay của người Hà Nội hấp dẫn bởi sự tao nhã, mộc mạc, khơi gợi sức liên tưởng.

Mỗi khi nghe tiếng chim cu gáy râm ran, cảm giác sự ồn ào, náo nhiệt của thành phố hiện đại như dịu đi, nhường chỗ cho nguyên vẹn một đồng quê yên ả với sắc vàng của lúa chín, màu xanh yên ả, thanh bình của lũy tre làng.

Niềm đam mê với một thú chơi

Một tay cầm ống thóc, một tay xách lồng chim, anh Ngô Tiến Dũng, ở ngõ Quỳnh, quận Hai Bà Trưng, lững thững đi ra đầu ngõ rồi móc chiếc lồng trái đào lên nhánh cây trứng cá.

Ánh nắng chiều xiên xiên nhảy múa trên tán lá cây xanh rợp, nhuộm màu vàng nhạt lên chú chim cu gáy tám năm tuổi lông màu nâu đất. Ít phút sau, con chim khoan khoái khẽ cất tiếng gáy bổ tư, giọng cù rù, đùng đục: "Cúc cù cu... cu".

Ngồi ngắm chú chim cưng, anh Dũng khẽ mỉm cười. Con "Linh Đàm" giọng thổ rền treo trên nhánh cây chỉ là một trong sáu chú chim gáy mà người đàn ông bốn mươi tám tuổi này nuôi.

Anh Dũng mê chim cu gáy như điếu đổ, sống đã gần nửa đời người thì hơn ba phần tư cuộc đời anh gắn bó với loài chim đồng quê này.

Đưa bàn tay to bè, xù xì, tháo mảnh gỗ lũa buộc hờ hững cửa lồng, nhẹ nhấc ra chiếc chén rồi đổ lưng thóc trộn hạt kê, đỗ xanh, vừng, anh Dũng cho biết, tình yêu của anh dành cho loài chim cu gáy, ngoài truyền thống của gia đình, còn bởi sắc màu nâu đất của lông chim - màu của ruộng đồng giản dị, mộc mạc.

Rồi anh cười khà khà bảo: "Khác nhiều người chơi chim cu gáy ở Hà Nội, hầu hết số chim tôi sở hữu hiện nay đều là tự bắt được mà có, không phải là bỏ tiền mua về."

Mê chim cu gáy như vậy nên với anh Dũng, lịch trình một ngày cho "công tác" nuôi chim của anh đã chiếm khá nhiều thời gian. Buổi sáng, buổi chiều, đi luyện chim ở một địa điểm nhất định. Buổi trưa, tranh thủ tắm cho chim.

Ngoài ra là thời gian cho chúng ăn, vệ sinh chuồng..., nhìn chung, một ngày anh Dũng mất ít nhất bốn, năm tiếng đồng hồ. Đó còn chưa tính đến những chuyến đi xa nhiều ngày khỏi Hà Nội để "săn" những chú chim hay.

Thú chơi lắm công phu

Anh Dũng bảo, nghề chơi nào cũng công phu. Chơi chim gáy tưởng chừng đơn giản như... nuôi gà nhưng thật ra không mấy dễ dàng. Chim gáy ăn chủ yếu là lúa, thóc nhưng phải là loại hạt ngắn, được rửa sạch, phơi khô, bỏ vào chai lọ, đậy kín và thêm một ít thức ăn khác như đỗ xanh, vừng, để "bồi bổ", khiến chim gáy căng hơn.

Nước uống phải là nước sạch, nếu là nước máy thì phải đợi cho chất clo bốc hơi hết mới được dùng. Chim gáy cũng thích được hứng ánh sáng mặt trời vài tiếng mỗi ngày để chúng nằm xòe cánh và đuôi phơi nắng, loại trừ côn trùng ra khỏi lông, nhưng không được để ánh sáng trực tiếp chiếu hết lồng mà phải có bóng râm để có chỗ cho chim vào khi cần thiết...

Cũng có tiếng là người sành chơi chim cu gáy, ông Lê Đức Ngọc, ở Trung Hòa, Cầu Giấy, có biệt hiệu Ngọc “Hòa” dành hẳn nửa cái sân thượng để nuôi 5 con chim cu gáy.

Cứ hàng ngày, người đàn ông đã ngoại sáu mươi tuổi này lại hì hụi leo lên, xuống hàng chục lần căn nhà bốn tầng để chăm chút cho những chú chim của mình.

Ông Ngọc bảo, để có được một chú chim đẹp, gáy thành thục, căng, chuẩn, cũng lắm gian nan, đòi hỏi người chơi chim phải có con mắt tinh tường trong khâu chọn chim giống rồi những bí quyết luyện riêng.

Theo ông Ngọc, trong hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con chim mộc bẫy từ thiên nhiên có khi chỉ lựa được vài con. Tiếng gáy của mỗi con cũng có cao độ, trường độ rất khác nhau, chỉ những người chơi chim nhiều năm mới có thể phân biệt được.

Thường chú chim nào gáy càng dài, càng được quý. Các kiểu gáy của chim rất đa dạng, người ta phân biệt là tiếng bổ hai, bổ ba, tùy thuộc vào độ dài cũng như nhịp ngắt. Và âm cũng chia thành nhiều loại như âm thổ, đồng, son, kim. Song, người chơi chim gáy có kinh nghiệm thường dựa trên tiếng gáy trận có tiếng chu, lèo, vấp của con chim gáy để đánh giá đó là con chim hay, dở.

Như lèo, là khi gáy trận sau ba tiếng cúc cu cu con chim gáy thêm một nhịp "cục cù cù" hoặc "cục cù" gần giống với tiếng gù nhưng nhanh hơn. Cùng với tiếng gáy, hình thức con chim cũng phải chuẩn.

Nếu thân mình cân đối, lông sáng màu, đầu nhỏ vuông, mắt bé, con ngươi đen, mỏ gồ, chân cao màu đỏ son, đặc biệt lông che kín xuống qua đầu gối, lông hậu nở kéo gần hết đuôi, cườm dầy, hạt đen nhỏ quấn gần như kín cổ mới đích thị là con cu gáy có hình thức đẹp.

Ông Ngọc nói: "Tìm được một con chim gáy được đánh giá là hay có khi khó như đi tìm hoa hậu vừa đẹp người, đẹp nết".

"Cúc cù cu...cu". Trong thanh âm ồn ào, náo nhiệt của đường phố Hà thành, tiếng chim cu gáy lại rủ rỉ vang lên từ đâu đó của một phố nhỏ chật chội, một chung cư cao tầng, khiến lòng chợt tĩnh lại.

Xưa nay, người Hà thành vẫn vậy, thích những thú chơi thanh tao, đẹp cả về tâm hồn và cuộc sống./.

 

Anh Tùng (Vietnam+)
Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 09 Tháng 6 2010 22:11
 
Các bài viết khác...
«Bắt đầuLùi1112Tiếp theoCuối»

Trang 11 trong tổng số 12

Slider Gallery

Loading image. Please wait
Chim bo va chim con
Chim bo va chim con
Chim me va chim con
Chuong cu gay nuoi de
chim con 1 tuan tuoi
cu dang gay
mot cach nhin tong quat (anh tu google)