CON CHIM GÁY THỔ ĐỒNG In
Viết bởi Administrator   
Thứ tư, 25 Tháng 8 2010 14:50


Xóm Chùa có một ngôi miếu cổ, khu vườn miếu rộng tới vài sào bắc bộ trồng nhiều cây ăn quả lưu niên, xung quanh là bờ tre cao vút xen lẫn những khóm duối rậm rịt là nơi cư trú thích hợp cho những họ hàng nhà chim. Cứ sáng sớm tinh mơ khi mọi người đi làm thì đàn chim cũng tỉnh giấc, chúng thi nhau hót râm ran cả khu vườn. Trong bản hợp xướng hỗn tạp ấy người ta vẫn nhận ra giọng gáy của một đôi chim gáy.
Dân chơi và đánh bắt chim khôngđâu bằng HÀ NAM. Đánh bắt chim là một thú vui và cũng là nguồn thu nhập của dân vùng đảo. Nhưng chọn ra được những thợ lành nghề ấy cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
ẤY thế mà tới chục tay đánh chim nổi tiếng khi đến xóm Chùa vẫn không dụ được con chim ấy xuống đất. Trong số những thợ đánh chim nổi tiếng chỉ còn mỗi anh Tuệ là chưa vác lưới đến xóm Chùa. Đã có nhiều người đến mách anh về con chim gáy ở ngôi miếu cổ, anh chỉ cười hóm hỉnh: " Cứ để các bác ấy đánh đi, chim trời mà !". Đợi lúc mọi người đã nản vào một buổi chiều anh Tuệ mặc quần áo chỉn chu lững thững đi thăm miếu. Thấy có người đàn ông lạ, một lũ trẻ nhóa nhác chạy ra. Mới đầu còn bẽn lẽn đứng nhìn, sau chúng dánh bạo đến hỏi:
- Anh đến đánh chim phải không?
- Không! Anh đi chơi thôi.
Sau một lúc nhìn kỹ anh Tuệ, bọn trẻ cho rằng anh là người trên thị xã về chơi, chúng trở nên cởi mở.
- Ở đây có một con chim gáy hay lắm anh ạ!
- Nó gáy thế nào?
- Em gọi nó gáy để anh nghe nhớ! Cũng đứa trẻ lúc nãy đưa hai tay lên miệng làm loa, miệng chụm lại " Cụ cù! Cục cù!". Có tiếng vỗ cánh phành phạch! Trên ngọn đa trong miếu. Một chấm đen lao vút lên không. Lát sau có tiếng gáy " Cụ cù! Cục cù!". Rồi nó đổi giọng " Cục cúc cu cu ...cù!" Anh Tuệ reo lên " Trời! Con chim gáy "lèo chu, gụ gốc", tiếng gáy thổ đồng hiếm lắm, quý lắm!".
Một đứa trẻ tò mò hỏi- Thổ đồng là gì? Lèo chu, gụ gốc là gì hở anh?
Anh Tuệ kéo chúng ngồi xuống vạt cỏ giảng giải:
- Người ta chia tiếng chim gáy làm ba loại: Tiếng gáy trong vắt tròn như tiếng còi gọi là thổ còi; Tiếng gáy không vang mà dền dệt như đờm vướng họng gọi là thổ dền; còn tiếng gáy trầm vang rất xa như tiếng chuông đồng gọi là tiếng gáy thổ đồng. Chim gáy tiếng thổ đồng là chim gáy quý hiếm. Các em cứ nghe con chim trong vườn đang gáy mà xem. Thường thì chim chỉ gáy ba đến bốn tiếng, nhưng nó lại gáy " Cục cúc cu cu ...cù!". Thêm tiếng cù đường sau gọi là gáy lèo. Nó gáy nhanh líu lại như muốn át mọi tiếng xung quanh gọi là gụ gốc.

Lũ trẻ nghe anh Tuệ nói chúng mới hiểu thế giới loài chim cũng nhiều điều thú vị lắm. Hôm ấy anh Tuệ về nhà cứ băn khoăn tự hỏi " Có nên bắt con chim gáy thổ đồngđó không? Nếu bắt thì anh có lỗi với bọn trẻ với xóm Chùa. Nhưng không bắt nó thì uổng quá. Cả vùng này tìm đâu được con chim gáy hay như nó. Có nó cộng với tài nghệ đánh chim của anh, thử hỏi có con chim gáy nào không sa vào lưới? Nghĩ thế, anh Tuệ quyết định vác lưới đến xóm Chùa.
Trời chưa sáng hẳn. Bóng tối còn lờ mờ bao phủ trên các lùm cây. Xóm chùa im ắng, chỉ cần một tiếng động nhỏ có thể làm cho đàn chim tỉnh giấc. Anh Tuệ khẽ khàng đặt lưới. Đợi lúc trời sáng hẳn. Khi những đàn chim đã bay đi kiếm mồi, anh quan sát biết rõ hai con chim gáy đã đi ăn, anh Tuệ mới treo lồng chim mồi lên một cành cây lá xum xuê phủ kín. Anh huýt sáo " Cục cù! Cục cù!" con chim mồi tiếng gáy thổ còi bước lên cầu lồng cất tiếng gáy vang xa khắp xóm Chùa. Là chúa tể một khu vườn trong miếu, con chim gáy thổ đồng đã nghe thấy tiếng một kẻ lạ nào đó xâm lấn lãnh thổ của mình. Từ một thửa ruộng xa, nó bay vút lên cao rồi chắp cánh lao xuống đậu trên đỉnh của một cây cao, cái đầu ngó nghiêng nghe ngóng. COn chim mồi của anh Tuệ nghe tiếng chim lạ bay về, nó sa cầu chớp cánh. Hai cánh nó giương lên giật giật! CHùm lông trắng phau trong lòng cánh của nó lúc ẩn, lúc lóe ra như ánh chớp. Đoạn, nó chúi đầu xuống " Cục cù! Cục cù!" . Con thổ đồng biết kẻ lạ không vừa. Nhưng qua nhiều lần bị những người thợ đánh chim giăng lưới bắt đã dạy cho nó một bài học " Chớ có nóng nảy quá mà mật trí khôn" nó thận trọng sà xuống một cành thấp rồi bất chợt lao vút lên đỉnh cây cao chót vót. Con thổ còi của anh Tuệ tưởng con chim lạ đã bay đi. Nhưng nó nhìn thấy ngón tay anh chủ đang gật gù ngoài chòi lá, nó hiểu ý chúc mỏ xuống, đuôi chổng ngược lên gýa liên hồi đến nỗi giọng líu lại. Con thổ đồng bên ngoài bay lên cáo cốt là để đánh lừa đối phương tìm nơi quan sát cho kỹ. Nhưng nghe con thổ còi gýa có hàm ý thách thức. Cơn tức giận đã làm mờ trí khôn ngoan bình thản của nó. Từ trên cành cao nó chuyền xuống cánh thấp chỉ cách lồng con thổ còi mươi bước. Anh Tuệ kéo mạnh dây bồng. Như một ánh chớp, tấm lưới màu xanh rêu từ mặt đất vút qua. Con chim gáy thổ đồng đã nằm gọn trong lưới.
Những người đánh chim ở HÀ NAM được tin anh Tuệ đánh được con chiom gáy thổ đồng ở xóm Chùa ai nấy đều nể phục. Nhiều người đến nhà anh Tuệ ngắm nghĩa xuýt xoa. Họ gạ anh đổi con chim lấy hai tạ thóc. Anh Tuệ lắc đầu. Đoỏi một chỉ vàng anh Tuệ vẫn không. Anh nhốt nó trong một cái lồng lợp lá rất đẹp. hằng ngày anh lấy đỗ xanh trộn với thóc cho nó ăn. Anh nuôi nó với mục đích là huấn luyện để nó trở thành chim mồi thượng.


( Trích truyện ngắn của Tiến Luận đăng trên báo Tiền Phong số 200 ra ngày thứ tư- 06/10/2004

Lần cập nhật cuối lúc Thứ tư, 25 Tháng 8 2010 15:16