Chương trình từ thiện: Ấm áp vùng cao Hà Giang
Giải cu gáy đấu lần thứ nhất mừng SN diễn đàn 5 tuổi thành công tốt đẹp
Phóng sự: Nghệ nhân dân gian Trần Lữ
Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

Tác giảChủ đề: Phương pháp huấn luyện một con mồi lồng  (Đọc 3284 lần)

0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.

vuongngoctri

  • Jr. Member
  • **
  • Bài viết: 11
  • Thanks 0
    • Xem hồ sơ cá nhân
Phương pháp huấn luyện một con mồi lồng
« vào lúc: 22/04/2011 05:43:22PM »
Phương pháp huấn luyện một con mồi lồng

***

Các nghệ nhân thường nói với nhau rằng: Bắt được một con bổi hay đã khó, mà nuôi nó nổi lên để làm con mồi càng khó hơn nữa ...có con nuôi hàng chục năm vẫn chưa nổi nhưng có con nuôi chỉ vài tháng là mang đi tập được ....thường thì nghệ nhân cho rằng con nào nuôi sớm nổi thì mau tàn nhưng theo tôi thì không đúng ...chỉ vì xem tướng chưa hết giá trị, đánh giá chưa hết tài năng của con mồi nên mới nói vậy thôi ...Con nào mà "phụng vỹ đầy đủ" thì nuôi đến già vẫn là con mồi hay.

Khi con bổi ta nuôi đã nổi đừng mang đi tập vội mà ta phải chờ cho nó nổi mùi, nằm xuống vỹ mà giật "sa cầu nhịp cánh" hay thấy con gà, !!! đi ngang qua là nó cắm đầu gù lia gù lịa ...đây là giai đoạn chính mùi còn chờ gì mà không mang đi tập ... Nhưng nhớ phải theo từng giai đoạn đừng có vội vàng mà hư việc nghen.

- Giai đoạn 1: Tập treo cây, nay treo cây này, mai treo cây khác, mỗi cây treo ở nhiều vị trí cao, thấp khác nhau. Khi nào thấy ở từng vị trí chim đều gáy tốt là đạt. Tiếp đó cho làm quen với rừng, ở giai đoạn này ta chỉ đi bộ thôi ngày đầu khoảng 1-2km treo nó 2 đến 3 kèo. Nên nhớ treo nó ở cây thông thoáng trước xem nó có chịu gáy hay không? Lúc đầu có thể chim chưa gáy (mặc dù ở nhà đã gáy ầm ĩ) các bác nhớ là phải kiên nhẫn nhé! Một vài lần như thế là chim sẽ gáy thôi (khi chim gáy một vài tiếng là được rồi, là thành công bước đầu rồi đó). Canh giờ xem bao lâu nó gáy ... khi bổi bay ngang nó có gù phóng hay không? bổi nhập cây nó có dám gù hay không?

+ Ở trường hợp này mà nó không dám gù với con bổi ta phải quan sát xem nó có sù lông lên tìm đường đi ra ngoài cắn mổ hay teo lại ...

Nếu xù lông lên, tung bạch bạch thì hai ngày sau đi bẫy tiếp, còn teo lại thì đem về nuôi tiếp ...

+ Nó dám gù đấu với con bổi ta cho nó đấu tự do không can thiệp.... nếu may mắn bắt được con bổi ta đừng gở bổi vội mà để cho con bổi vùng vẫy khoảng 15 đến 20 phút ta xem con mồi có dám gáy gù hay không?

* Nếu nó dám gù thì anh nầy là loại lì lợm không sợ bất cứ con gì, kể cả bồ cắt, ngày mai mang đi tiếp nhưng treo nó vào cây rậm, xem nó có dám gáy gù không ... Ở giai đoạn một này con bổi mà lì như trên thì ta chỉ cần đi khoảng 10 ngày mà ngày nào nó cũng gáy gù, dù cây thưa hay cây rậm, dù trong mát hay ở ngoài nắng mà nó vẫn gáy thì coi như ta đã thành công được một bước đầu ...

* Nếu bổi dẫy bao nhiêu nó dẫy bấy nhiêu thì anh này nhất định tắt tiếng ít nhất cũng một tuần ....chờ khi nào nó gáy gù trở lại ta mới mang đi tập tiếp loại này tập vất vả đây. Loại này Ta nên áp dụng chiêu sau: Khi có chim rừng đến các bác để cho chim mồi đấu với chim rừng một hồi rồi đuổi chim rừng đi. Một lúc sau chim mồi gáy gọi chim rừng đến ta lại cho đấu một lúc rồi đuổi chim rừng đi, cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như thế nhé, đừng ham cho đấu nhiều, nhỡ gặp con chim già rừng nó dọa chim mồi là hỏng đấy, đừng bao giờ làm chim mồi nhụt chí (tương lai của nó còn cả ở phía trước mà các bác).
Sau nhiều lần đi tập (thường là khoảng gần một mùa bẫy ở Miền Bắc,.. khoảng 3-5 tháng với thời lượng 1 tuần vài lần đem tập) chim mồi đã gáy thuộc và có đủ bản lĩnh rồi thì ta mới mang chim ra trận

- Giai đoạn 2 : Cho quen dần với xe cộ ...

Ngày đầu cho nó lên xe nổ máy để đó thỉnh thoảng rịnh rịnh vài phát ...khoảng 30 phút tắt máy mang nó treo lên cây gần nhà xem có còn dám gáy gù không? làm như vậy hai ba ngày gì đó. Nếu nó vẫn gáy gù bình thường thì ngày hôm sau ta chở nó đi khoảng 5km đánh thử vài kèo sau đó mang nó về (nhớ là chạy xe chậm chậm thôi nghen chứ chạy nhanh quá coi chừng nó bị bể xe, cứ đi bộ thì gáy gù mà mang lên xe thì tắt tiếng ....nhớ nghen từ từ thôi, dục tốc bất đạt ...)

Đi ba ngày liên tục sau đó nghỉ hai ngày cho nó lại sức, ở thời gian này ta chỉ đi một buổi thôi nhưng hôm nay buổi sáng thì ngày mai đi buổi chiều, hôm nay treo cây rậm, ngày mai treo cây thưa, chổ mát chổ nắng ....

Sau đó ta đi xa hơn khoảng 30 đến 40 km mà tốc độ xe chạy 80 đến 90 km/h mà nó vẫn gáy gù thì coi như ta đã thành công bước nữa rồi ...

- Giai đoạn 3: Tập đi rừng. Ở giai đoạn này ta cho nó làm quen với việc đi xe trong đêm đến sáng thả ra là đánh liền, vừa mệt vừa đói ....tập cho nó quen dần với việc đi xa, đói khát, lạnh, tốc độ xe ... nhưng nhớ đi trong ngày về thôi, khoảng 100km là được, về cho nó nghĩ 3 đến 4 ngày sau đó ta đi tiếp Cho nó va chạm với đủ loại bổi, dữ có, hiền có .... đủ giọng son, sấm, thổ, đồng ...coi nó phản ứng ra sao, nó có sợ giọng nào không? (lúc trước Nguyên cũng có một con sấm thổ mang đi tập nó bắt được 11 con bổi mà nó đụng con sấm đồng ở Suối dây là nó tắt đài ... khi con bổi về gù bao nhiêu nó cũng gù trả bấy nhiêu nhưng khi con bổi không gù nữa chuyển sang thúc thì nó im re ... mặc dù đã bắt được 11 con bổi) cái này đến giờ Nguyên vẫn không lý giải nổi ...có lẽ ở ngoài đồng nó đã bị một con sấm đồng nào đó đá cho sắp chết nên bể luôn).

Dù là rừng sâu hay rừng thưa mà nó vẫn gáy gù coi như ta đã hoàn tất quy trình huấn luyện một con mồi cây ....giờ thì ta chỉ còn chờ nó trổ tài mà thôi .... Chúc các bạn thành công.

Cách bẫy chim bằng mồi lồng

***

Để đánh chim hiệu quả cần phải chọn đúng thời điểm. Các bác chọn ngày đẹp trời và vào đúng mùa bẫy gáy (ở Miền Bắc vào khoảng từ tháng 3 đến hết tháng 09 âm lịch hằng năm) tìm chỗ có chim gáy rừng và treo chim mồi để bẫy!

Tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều. Bẫy buổi trưa chim về thường đấu một chặp là đứng rỉa lông, khó bẫy lắm. Có một thời điểm mà em thích nhất đó là lúc mới mưa xong trời hửng nắng lúc này chim rừng rất là sung, gù gáy um sùm rùi bay vút lên trời như máy bay bà già lượn một vòng đẹp mắt. (chẹp chẹp bẫy mà không dính mới là lạ).
-Thứ ba: Phải chọn đúng khu vực. Cu mồi phải treo đúng lãnh địa của chim rừng. Có một kinh nghiệm để đời: Treo ở cây bên này đường mòn thì cành thế rất là tuyệt mà chim không thèm đấu, đến khi chuyển qua bên kia đường thì chim mới đấu và dính liền. Khu vực mà chưa ai bẫy thì dễ bẫy hơn mấy khu mà người ta đã đánh nát bét.

- Tiếp nữa là phải chọn cho đúng giọng gáy: Thường thì chim giọng đồng bắt chim giọng thổ là dễ nhất. Chim giọng đồng nóng thì bắt được tất cả các giọng. Thường thì chim giọng thổ pha đồng là hạp chim rừng nhất.
1. Chọn cây để treo mồi lồng:

- Cần chọn cây có nhiều cành chuyền, tức là có nhiều cành tương đối gần nhau để chim rừng dễ dàng chuyền từ cành này sang cành khác và tiếp cận với cành thế. Phần đồng các nghệ nhân đều đánh giá cao những cây có nhiều cành chuyền trong khi chọn cây để treo mồi lồng.

- Theo kinh nghiệm thì các bạn nên chọn cây rậm ngoài mà thoáng trong. Tức là rậm lá để chim rừng khi vào mà ngại bay ra, thoáng cành để việc chuyền từ cành này đến cành khác của chim rừng diễn ra một cách dễ dàng.

Cành thế: Là cành người bẫy gáy tìm được (hoặc phải cải tạo để có được), là cành mà chim rừng sẽ bước lên đó và nhảy vào cầu nhẩy để sa lưới. Nếu chim bổi là giọng đồng hay chuông thì cành thế lỡ có xa một chút cũng được, nếu bổi là giọng sấm hay thổ thì cành thế phải thật gần với cầu nhẩy của lụp.
Vị trí của cành thế: Cách bàn sập của lưới khoảng 30-35 cm và cao hơn bàn sập khoảng 25-30cm.
1/Thế cổ điển: Tìm 02 nhánh cây , 1 cao,1 thấp, cách nhau khoảng 35 cm sao cho khi móc lụp vào nhánh cao ,mặt lụp hướng vô thân cây, cành thế phải đối diện hoặc song song với cầu tử khoảng 30cm thì ok.
Ưu: - Chim dể nhảy,bắt nhanh
Nhược: - Chim trận, chim bể nhát lụp, nhảy tàn xung quanh lụp quần mồi tả tơi mà không bắt được
Dùng thế này để đánh thăm dò, bắt chim nguyên,chim non.
2/Thế cải tiến: Củng chọn nhánh thế tương tư như trên nhưng móc lụp sát ngoài ngọn cây(ép tàn).
Ưu: - Dấu được lụp nên chim ngoài ít sợ
- Chim vô tàn khó ra
Nhược: - Khó treo lụp,dể bị kiến thui
- Hạn chế tầm quan sát của chim mồi.
Dùng thế này để đánh chim trận, nhát lụp, chim đã bị nhiều người đánh.
3/Thế cô đơn: Chọn một cành cây duy nhất ,hơi cong như cần câu cá, móc lụp ngoài ngọn cây, “cầu lụp” hướng vô thân cây một góc 45 độ.
Ưu: - Ép chim rừng nhảy.
Nhược: - Chim non, chim bể sợ mồi.
- Chim mồi đấu trong thế hạ (ép mồi)
Dùng thế này để đánh chim trận,chim dữ.


2. Chọn chim rừng để bẫy: Thực ra thì ở đây ý của em không phải là chỉ khuyên các bác chọn chim hay để bẫy (điều này thì đương nhiên rồi) mà còn một vấn đề nữa là: chọn chim rừng đúng vào lúc căng lửa nhất để bẫy thì mới được).
Cách chọn: Khi treo chim mồi lên chim rừng bay lại đấu nhưng phải vừa đấu, vừa chuyền từ cành này sang cành khác, từ cây này sang cây khác liên tục và phải chung cây rồi chuyền cành liên tục thì mới là con chim rừng chịu đánh với chim mồi. Nếu điều nói trên mà không xảy ra, chim rừng cứ gáy đấu xa xa hoặc nếu có lại gần thì chỉ đứng yên một chỗ mà gáy đấu, rất hạn chế di chuyển, tiếng gáy không có gì là gấp gáp mà chỉ gáy đấu cho có lệ (có lẽ hoocmon testocteron tiết ra ít quá không đủ làm chim căng lửa). Thì tốt nhất là các bác nên tìm con chim rừng khác mà bẫy nhé, nếu bẫy những chú chim có biểu hiện như vậy thì các bác sẽ mất ngày mất buổi với nó đấy, hôm đó nó sẽ không vào lưới đâu cho dù chim mồi có hay bằng mấy đi nữa. Các bác nhớ nhé!
Một lưu ý nữa là: Nếu gặp phải con chim quá già rừng (chim mồi gáy gọi nó đến nhưng khi nó đến đấu thì chim mồi im tiếng như là sợ nó thì có 2 lí do để các bác nên tìm chú chim rừng khác mà bẫy đó là: Nếu bẫy được nó thì cũng phải rất khó khăn, phải đổi mồi già rừng,... nhưng khi bắt được nó rồi thì nó rất dễ tuyệt thực đến chết, giả sử nó có sống thì khi ta thuần được nó tuổi thọ của nó ở với ta cũng chẳng bằng những con chưa quá già rừng. Lí do thứ hai là: Hôm đó ta phải về mang mồi khác đến bẫy có khi lại mất cả buổi ấy chứ lại, nên để dành nó đó hôm khác mang chim mồi già rừng đến bẫy còn hôm đó thì nên tìm chú chim rừng khác mà bẫy cho khỏi mất công các bác nhé!
Người mới bắt đầu chơi thường thiếu kinh nghiệm bẫy chim, có khi gặp con chim quá già rừng, chim mồi không dám đấu lại đổ tại chim mồi kém mà tức chí rồi sa thải chim mồi,...
Có khi cả tuần gặp toàn chim rừng rách lưới, chim già rừng hoặc gặp hôm thời tiết không tốt chim mồi và chim rừng không ham đấu (nếu hôm trời sắp mưa kéo dài thì chim rừng ham ăn để tích trữ năng lượng mà chỉ có mình chim mồi độc thoại thôi, vì kho lương thực của chim mồi đang còn dồi dào mà)
Vì vậy người chơi chim mồi phải là người có kinh nghiệm, biết đánh giá chim mồi đúng "năng lực" thực tế của nó và quan trọng hơn nữa là phải thận trọng trong quyết định sa thải chim mồi... kẻo khi sa thải rồi lại hối hận (nói thì vậy nhưng em cũng đã phải đóng học phí nhiều cho những vụ như thế này rồi đó các bác ạ!)
3. Việc treo chim mồi ở các cây vào các thời điểm khác nhau trong ngày cũng không giống nhau: Buổi sáng nên treo vào những cây tương đối thoáng đãng và có nhiều ánh sáng, buổi trưa nên treo mồi lồng vào những cây có tán rậm, tạo cảm giác mát mẻ cho mồi và chim rừng, buổi chiều cũng vậy.
Điểm lưu ý cuối cùng là treo chim mồi lồng phải không được làm chói mắt chim rừng (đảm bảo cho ánh sáng truyền theo thứ tự ưu tiên là: Mặt trời -> chim rừng -> chim mồi).


***

Các nghệ nhân thường nói với nhau rằng: Bắt được một con bổi hay đã khó, mà nuôi nó nổi lên để làm con mồi càng khó hơn nữa ...có con nuôi hàng chục năm vẫn chưa nổi nhưng có con nuôi chỉ vài tháng là mang đi tập được ....thường thì nghệ nhân cho rằng con nào nuôi sớm nổi thì mau tàn nhưng theo tôi thì không đúng ...chỉ vì xem tướng chưa hết giá trị, đánh giá chưa hết tài năng của con mồi nên mới nói vậy thôi ...Con nào mà "phụng vỹ đầy đủ" thì nuôi đến già vẫn là con mồi hay.

Khi con bổi ta nuôi đã nổi đừng mang đi tập vội mà ta phải chờ cho nó nổi mùi, nằm xuống vỹ mà giật "sa cầu nhịp cánh" hay thấy con gà, !!! đi ngang qua là nó cắm đầu gù lia gù lịa ...đây là giai đoạn chính mùi còn chờ gì mà không mang đi tập ... Nhưng nhớ phải theo từng giai đoạn đừng có vội vàng mà hư việc nghen.

- Giai đoạn 1: Tập treo cây, nay treo cây này, mai treo cây khác, mỗi cây treo ở nhiều vị trí cao, thấp khác nhau. Khi nào thấy ở từng vị trí chim đều gáy tốt là đạt. Tiếp đó cho làm quen với rừng, ở giai đoạn này ta chỉ đi bộ thôi ngày đầu khoảng 1-2km treo nó 2 đến 3 kèo. Nên nhớ treo nó ở cây thông thoáng trước xem nó có chịu gáy hay không? Lúc đầu có thể chim chưa gáy (mặc dù ở nhà đã gáy ầm ĩ) các bác nhớ là phải kiên nhẫn nhé! Một vài lần như thế là chim sẽ gáy thôi (khi chim gáy một vài tiếng là được rồi, là thành công bước đầu rồi đó). Canh giờ xem bao lâu nó gáy ... khi bổi bay ngang nó có gù phóng hay không? bổi nhập cây nó có dám gù hay không?

+ Ở trường hợp này mà nó không dám gù với con bổi ta phải quan sát xem nó có sù lông lên tìm đường đi ra ngoài cắn mổ hay teo lại ...

Nếu xù lông lên, tung bạch bạch thì hai ngày sau đi bẫy tiếp, còn teo lại thì đem về nuôi tiếp ...

+ Nó dám gù đấu với con bổi ta cho nó đấu tự do không can thiệp.... nếu may mắn bắt được con bổi ta đừng gở bổi vội mà để cho con bổi vùng vẫy khoảng 15 đến 20 phút ta xem con mồi có dám gáy gù hay không?

* Nếu nó dám gù thì anh nầy là loại lì lợm không sợ bất cứ con gì, kể cả bồ cắt, ngày mai mang đi tiếp nhưng treo nó vào cây rậm, xem nó có dám gáy gù không ... Ở giai đoạn một này con bổi mà lì như trên thì ta chỉ cần đi khoảng 10 ngày mà ngày nào nó cũng gáy gù, dù cây thưa hay cây rậm, dù trong mát hay ở ngoài nắng mà nó vẫn gáy thì coi như ta đã thành công được một bước đầu ...

* Nếu bổi dẫy bao nhiêu nó dẫy bấy nhiêu thì anh này nhất định tắt tiếng ít nhất cũng một tuần ....chờ khi nào nó gáy gù trở lại ta mới mang đi tập tiếp loại này tập vất vả đây. Loại này Ta nên áp dụng chiêu sau: Khi có chim rừng đến các bác để cho chim mồi đấu với chim rừng một hồi rồi đuổi chim rừng đi. Một lúc sau chim mồi gáy gọi chim rừng đến ta lại cho đấu một lúc rồi đuổi chim rừng đi, cứ lặp đi lặp lại nhiều lần như thế nhé, đừng ham cho đấu nhiều, nhỡ gặp con chim già rừng nó dọa chim mồi là hỏng đấy, đừng bao giờ làm chim mồi nhụt chí (tương lai của nó còn cả ở phía trước mà các bác).
Sau nhiều lần đi tập (thường là khoảng gần một mùa bẫy ở Miền Bắc,.. khoảng 3-5 tháng với thời lượng 1 tuần vài lần đem tập) chim mồi đã gáy thuộc và có đủ bản lĩnh rồi thì ta mới mang chim ra trận

- Giai đoạn 2 : Cho quen dần với xe cộ ...

Ngày đầu cho nó lên xe nổ máy để đó thỉnh thoảng rịnh rịnh vài phát ...khoảng 30 phút tắt máy mang nó treo lên cây gần nhà xem có còn dám gáy gù không? làm như vậy hai ba ngày gì đó. Nếu nó vẫn gáy gù bình thường thì ngày hôm sau ta chở nó đi khoảng 5km đánh thử vài kèo sau đó mang nó về (nhớ là chạy xe chậm chậm thôi nghen chứ chạy nhanh quá coi chừng nó bị bể xe, cứ đi bộ thì gáy gù mà mang lên xe thì tắt tiếng ....nhớ nghen từ từ thôi, dục tốc bất đạt ...)

Đi ba ngày liên tục sau đó nghỉ hai ngày cho nó lại sức, ở thời gian này ta chỉ đi một buổi thôi nhưng hôm nay buổi sáng thì ngày mai đi buổi chiều, hôm nay treo cây rậm, ngày mai treo cây thưa, chổ mát chổ nắng ....

Sau đó ta đi xa hơn khoảng 30 đến 40 km mà tốc độ xe chạy 80 đến 90 km/h mà nó vẫn gáy gù thì coi như ta đã thành công bước nữa rồi ...

- Giai đoạn 3: Tập đi rừng. Ở giai đoạn này ta cho nó làm quen với việc đi xe trong đêm đến sáng thả ra là đánh liền, vừa mệt vừa đói ....tập cho nó quen dần với việc đi xa, đói khát, lạnh, tốc độ xe ... nhưng nhớ đi trong ngày về thôi, khoảng 100km là được, về cho nó nghĩ 3 đến 4 ngày sau đó ta đi tiếp Cho nó va chạm với đủ loại bổi, dữ có, hiền có .... đủ giọng son, sấm, thổ, đồng ...coi nó phản ứng ra sao, nó có sợ giọng nào không? (lúc trước Nguyên cũng có một con sấm thổ mang đi tập nó bắt được 11 con bổi mà nó đụng con sấm đồng ở Suối dây là nó tắt đài ... khi con bổi về gù bao nhiêu nó cũng gù trả bấy nhiêu nhưng khi con bổi không gù nữa chuyển sang thúc thì nó im re ... mặc dù đã bắt được 11 con bổi) cái này đến giờ Nguyên vẫn không lý giải nổi ...có lẽ ở ngoài đồng nó đã bị một con sấm đồng nào đó đá cho sắp chết nên bể luôn).

Dù là rừng sâu hay rừng thưa mà nó vẫn gáy gù coi như ta đã hoàn tất quy trình huấn luyện một con mồi cây ....giờ thì ta chỉ còn chờ nó trổ tài mà thôi .... Chúc các bạn thành công.

Cách bẫy chim bằng mồi lồng

***

Để đánh chim hiệu quả cần phải chọn đúng thời điểm. Các bác chọn ngày đẹp trời và vào đúng mùa bẫy gáy (ở Miền Bắc vào khoảng từ tháng 3 đến hết tháng 09 âm lịch hằng năm) tìm chỗ có chim gáy rừng và treo chim mồi để bẫy!

Tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều. Bẫy buổi trưa chim về thường đấu một chặp là đứng rỉa lông, khó bẫy lắm. Có một thời điểm mà em thích nhất đó là lúc mới mưa xong trời hửng nắng lúc này chim rừng rất là sung, gù gáy um sùm rùi bay vút lên trời như máy bay bà già lượn một vòng đẹp mắt. (chẹp chẹp bẫy mà không dính mới là lạ).
-Thứ ba: Phải chọn đúng khu vực. Cu mồi phải treo đúng lãnh địa của chim rừng. Có một kinh nghiệm để đời: Treo ở cây bên này đường mòn thì cành thế rất là tuyệt mà chim không thèm đấu, đến khi chuyển qua bên kia đường thì chim mới đấu và dính liền. Khu vực mà chưa ai bẫy thì dễ bẫy hơn mấy khu mà người ta đã đánh nát bét.

- Tiếp nữa là phải chọn cho đúng giọng gáy: Thường thì chim giọng đồng bắt chim giọng thổ là dễ nhất. Chim giọng đồng nóng thì bắt được tất cả các giọng. Thường thì chim giọng thổ pha đồng là hạp chim rừng nhất.
1. Chọn cây để treo mồi lồng:

- Cần chọn cây có nhiều cành chuyền, tức là có nhiều cành tương đối gần nhau để chim rừng dễ dàng chuyền từ cành này sang cành khác và tiếp cận với cành thế. Phần đồng các nghệ nhân đều đánh giá cao những cây có nhiều cành chuyền trong khi chọn cây để treo mồi lồng.

- Theo kinh nghiệm thì các bạn nên chọn cây rậm ngoài mà thoáng trong. Tức là rậm lá để chim rừng khi vào mà ngại bay ra, thoáng cành để việc chuyền từ cành này đến cành khác của chim rừng diễn ra một cách dễ dàng.

Cành thế: Là cành người bẫy gáy tìm được (hoặc phải cải tạo để có được), là cành mà chim rừng sẽ bước lên đó và nhảy vào cầu nhẩy để sa lưới. Nếu chim bổi là giọng đồng hay chuông thì cành thế lỡ có xa một chút cũng được, nếu bổi là giọng sấm hay thổ thì cành thế phải thật gần với cầu nhẩy của lụp.
Vị trí của cành thế: Cách bàn sập của lưới khoảng 30-35 cm và cao hơn bàn sập khoảng 25-30cm.
1/Thế cổ điển: Tìm 02 nhánh cây , 1 cao,1 thấp, cách nhau khoảng 35 cm sao cho khi móc lụp vào nhánh cao ,mặt lụp hướng vô thân cây, cành thế phải đối diện hoặc song song với cầu tử khoảng 30cm thì ok.
Ưu: - Chim dể nhảy,bắt nhanh
Nhược: - Chim trận, chim bể nhát lụp, nhảy tàn xung quanh lụp quần mồi tả tơi mà không bắt được
Dùng thế này để đánh thăm dò, bắt chim nguyên,chim non.
2/Thế cải tiến: Củng chọn nhánh thế tương tư như trên nhưng móc lụp sát ngoài ngọn cây(ép tàn).
Ưu: - Dấu được lụp nên chim ngoài ít sợ
- Chim vô tàn khó ra
Nhược: - Khó treo lụp,dể bị kiến thui
- Hạn chế tầm quan sát của chim mồi.
Dùng thế này để đánh chim trận, nhát lụp, chim đã bị nhiều người đánh.
3/Thế cô đơn: Chọn một cành cây duy nhất ,hơi cong như cần câu cá, móc lụp ngoài ngọn cây, “cầu lụp” hướng vô thân cây một góc 45 độ.
Ưu: - Ép chim rừng nhảy.
Nhược: - Chim non, chim bể sợ mồi.
- Chim mồi đấu trong thế hạ (ép mồi)
Dùng thế này để đánh chim trận,chim dữ.


2. Chọn chim rừng để bẫy: Thực ra thì ở đây ý của em không phải là chỉ khuyên các bác chọn chim hay để bẫy (điều này thì đương nhiên rồi) mà còn một vấn đề nữa là: chọn chim rừng đúng vào lúc căng lửa nhất để bẫy thì mới được).
Cách chọn: Khi treo chim mồi lên chim rừng bay lại đấu nhưng phải vừa đấu, vừa chuyền từ cành này sang cành khác, từ cây này sang cây khác liên tục và phải chung cây rồi chuyền cành liên tục thì mới là con chim rừng chịu đánh với chim mồi. Nếu điều nói trên mà không xảy ra, chim rừng cứ gáy đấu xa xa hoặc nếu có lại gần thì chỉ đứng yên một chỗ mà gáy đấu, rất hạn chế di chuyển, tiếng gáy không có gì là gấp gáp mà chỉ gáy đấu cho có lệ (có lẽ hoocmon testocteron tiết ra ít quá không đủ làm chim căng lửa). Thì tốt nhất là các bác nên tìm con chim rừng khác mà bẫy nhé, nếu bẫy những chú chim có biểu hiện như vậy thì các bác sẽ mất ngày mất buổi với nó đấy, hôm đó nó sẽ không vào lưới đâu cho dù chim mồi có hay bằng mấy đi nữa. Các bác nhớ nhé!
Một lưu ý nữa là: Nếu gặp phải con chim quá già rừng (chim mồi gáy gọi nó đến nhưng khi nó đến đấu thì chim mồi im tiếng như là sợ nó thì có 2 lí do để các bác nên tìm chú chim rừng khác mà bẫy đó là: Nếu bẫy được nó thì cũng phải rất khó khăn, phải đổi mồi già rừng,... nhưng khi bắt được nó rồi thì nó rất dễ tuyệt thực đến chết, giả sử nó có sống thì khi ta thuần được nó tuổi thọ của nó ở với ta cũng chẳng bằng những con chưa quá già rừng. Lí do thứ hai là: Hôm đó ta phải về mang mồi khác đến bẫy có khi lại mất cả buổi ấy chứ lại, nên để dành nó đó hôm khác mang chim mồi già rừng đến bẫy còn hôm đó thì nên tìm chú chim rừng khác mà bẫy cho khỏi mất công các bác nhé!
Người mới bắt đầu chơi thường thiếu kinh nghiệm bẫy chim, có khi gặp con chim quá già rừng, chim mồi không dám đấu lại đổ tại chim mồi kém mà tức chí rồi sa thải chim mồi,...
Có khi cả tuần gặp toàn chim rừng rách lưới, chim già rừng hoặc gặp hôm thời tiết không tốt chim mồi và chim rừng không ham đấu (nếu hôm trời sắp mưa kéo dài thì chim rừng ham ăn để tích trữ năng lượng mà chỉ có mình chim mồi độc thoại thôi, vì kho lương thực của chim mồi đang còn dồi dào mà)
Vì vậy người chơi chim mồi phải là người có kinh nghiệm, biết đánh giá chim mồi đúng "năng lực" thực tế của nó và quan trọng hơn nữa là phải thận trọng trong quyết định sa thải chim mồi... kẻo khi sa thải rồi lại hối hận (nói thì vậy nhưng em cũng đã phải đóng học phí nhiều cho những vụ như thế này rồi đó các bác ạ!)
3. Việc treo chim mồi ở các cây vào các thời điểm khác nhau trong ngày cũng không giống nhau: Buổi sáng nên treo vào những cây tương đối thoáng đãng và có nhiều ánh sáng, buổi trưa nên treo mồi lồng vào những cây có tán rậm, tạo cảm giác mát mẻ cho mồi và chim rừng, buổi chiều cũng vậy.
Điểm lưu ý cuối cùng là treo chim mồi lồng phải không được làm chói mắt chim rừng (đảm bảo cho ánh sáng truyền theo thứ tự ưu tiên là: Mặt trời -> chim rừng -> chim mồi).
rảnh tay post cho mọi người đoc chơi.

nguoidaugio

  • Chính thức
  • ***
  • Bài viết: 44
  • Thanks 1
    • Xem hồ sơ cá nhân
Re: Phương pháp huấn luyện một con mồi lồng
« Trả lời #1 vào lúc: 05/07/2011 12:40:03PM »
Thanks Bác này nhiều vì có công sưu tầm bài viết hay cho anh em nào chưa biết để tham khảo học hỏi làm vốn chuẩn bị bước vào cái đệ tam ngu.
 Thân

 

Diễn đàn Cu gáy Việt Nam trên facebook

AUTO [F9]TELEX VNI VIQR VIQR* OFF Check Spell Old Accent